[Phở Việt tại Mỹ] Từ xuất hiện đến được đón nhận và giành được giải thưởng Oscar trong ngành ẩm thực tại Mỹ


“Khi nước dùng được múc vào tô, mùi thơm của nước dùng hòa quyện với bánh phở và thịt bò đã làm tôi bị mê hoặc. Lúc ấy tôi lên năm tuổi, hình ảnh bát phở nóng hổi, thơm lừng đã trở thành ký ức sống động nhất trong tôi. Trích: Lịch sử của Phở - Andrea Nguyễn”

Tại Mỹ, người ta có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng được đặt tên “Phở”. Kể từ thời điểm chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975, hơn 125.000 người Việt đã đến Mỹ và đưa ẩm thực Việt Nam đến đây.

Đến hiện tại, khi một người Mỹ bước chân vào quán phở đều có thể dùng bánh phở, giá đỗ vào nước lèo, không quên vắt thêm lát chanh. Nếu thích hương vị đậm đà, người ta có thể cho thêm chút tương ớt Sriracha, thứ gia vị không thể thiếu của nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. 
Phở Việt tại Mỹ có nhiều cửa hàng  bình dân và có cả những cửa hàng cao cấp, mức giá cũng khác nhau. 
Vào năm 1980, những cửa hàng Phở Việt Nam đầu tiên được mở tại Mỹ, chủ yếu tập trung tại California, Washington DC, Texas và New York. Với những người đã rời quê hương đến Mỹ, hương vị đặc trưng của Phở gợi nhớ kỷ niệm nơi quê nhà.


Hương vị quê nhà

Andrea Nguyễn, tác giả người Mỹ gốc Việt của cuốn Into the Vietnamese Kitchen đã chia sẻ rằng: Cô và cha mẹ đã di cư sang Mỹ từ năm 1975 và định cư tại San Clemente, California. Vì nhớ vị phở quê nhà nên mẹ cô đã bắt đầu nấu phở tại nhà.


“Giống như rất nhiều người Việt xa xứ, nấu Phở như là một cách gợi nhớ cội nguồn văn hóa người Việt. Mẹ tôi thường nấu phở gà hoặc phở bò vào thứ Bảy, ngày hôm sau, sau khi kết thúc lễ nhà thờ vào lúc 8 giờ, chúng tôi chạy nhanh về nhà giúp mẹ chia những bát phở trên bàn.”

Andrea Nguyễn nhớ lại, trên bàn ăn sẽ luôn có ớt xanh và những lá bạc hà để thêm vào trong phở. Các món ăn dân dã mà bố mẹ cô từng được ăn tại miền Bắc Việt Nam. “Mặc dù họ đã ở Sài Gòn hơn mấy chục năm, nhưng khi ăn phở vẫn không quên cho giá đỗ, húng quế. Tương ớt Sriracha là điều cấm kỵ, mẹ tôi cho rằng đây không phải là hương vị Việt Nam”

Andrea Nguyễn cũng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng mẹ cô sẽ hỏi những người đồng hương khác về những cách nấu phở ngon. Sau rất nhiều năm, món phở theo hương vị Sài Gòn đã biến tấu trở thành Phở Mỹ, thiên về vị ngọt chứ không quá mặn.


 

Những tiệm phở được mọc lên khắp nơi tại Mỹ

Ngoài những quán phở kinh doanh theo dạng gia đình, những người Việt nhập cư bắt đầu mở rộng kinh doanh. Vào năm 1980, tiệm phở đầu tiên tại Mỹ được mở tại khu người Sài Gòn, Quận Cam, California. Khách hàng quen thuộc là những người Việt lính Mỹ trong giai đoạn chiến tranh trước đây, họ cũng giới thiệu cho rất nhiều người bạn Mỹ. Từ đó Phở Việt dần dần đi vào nền ẩm thực Mỹ.


Phở bắt đầu trở thành xu hướng ăn uống chủ đạo của người Mỹ vào năm 1990. Có thể nói, Phở Việt đã được lan rộng từ Bờ Tây sang Bờ Đông Mexico. Theo thống kê vào năm 2000, doanh thu hàng năm của các tiệm phở Việt tại Mỹ đạt 500 triệu đô la Mỹ.
Ngày nay, các quán phở Việt là một trong những sự lựa chọn phổ biến của các sinh viên đại học hoặc trong những trung tâm mua sắm. Nổi tiếng nhất là chuỗi cửa hàng Phở Hoa và Phở 2000.


 

Theo trang Pho Fever, tại Mỹ có tổng cộng 2.741 tiệm phở, trong đó California có 763 tiệm, tiếp theo là Texas với 274 tiệm. Ngoài ra, tại Mỹ việc đánh giá chất lượng ngon hay dở của Phở được thể hiện trong việc thực đơn càng ít món càng tốt. Vì để nấu nước dùng ngon đòi hỏi rất nhiều công sức, do vậy nếu có quá nhiều sự lựa chọn sẽ thể việc bù đắp lại phần thiếu sót của nước dùng.

Đối với người Mỹ, phở là một món ăn đơn giản nhưng nước dùng lại rất tuyệt vời, ăn kèm với thịt và rau. Đối với những người Mỹ yêu thích những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ thì Phở là một lựa chọn ngon lành và tốt cho sức khỏe. Ví dụ trong cuốn The Classic Cuisine of Vietnam của Bạch Ngô và Gloria Zimmerman, việc thêm giá đỗ và hành tím trong Phở bò Hà Nội khác hẳn với món Phở miền Bắc chính hiệu, nguyên nhân là do những người Việt di cư đến Mỹ thiếu những nguyên liệu cần thiết.


 

Dành được danh hiệu “James Beard Foundation Award”

Sau khi nhận được sự đón nhận của người Mỹ, Phở Việt bắt đầu nhận được sự khẳng định. Phở 79, một quán phở nhỏ tại Quận Cam, California nổi tiếng với món đuôi bò ninh nhừ trong 12 tiếng. Quán Phở 79 được mở vào năm 1982 bởi mẹ và chú của bà Mai Trần là bà Liễu Trần và ông Thọ Trần.

Phở 79 không chỉ làm rạng danh món ăn của Việt Nam tại Mỹ mà còn là kim chỉ nam mở đường cho sự phát triển thịnh vượng của khu thương mại Little Saigon ở miền Nam California. 
Vào năm 2019, Phở 79 đã dành được giải thưởng “James Beard Foundation Award” hay còn được gọi là giải Oscar trong ngành ẩm thực.

Sau khi nhận được giải thưởng danh giá này, trong một cuộc phỏng vấn, người đại diện của Phở 79 cho hay:

“ Nếu phở Sài Gòn được biết đến với nước dùng đặc sánh thì Phở Hà Nội được biết đến với nước dùng trong và hương thơm của hồi hương tạo nên sự đặc biệt của nước dùng. Phở 79 là sự kết hợp của cả hai. Điều quan trọng nhất của Phở 79 là dành cho những người Việt tại Mỹ ghi nhớ hương vị của quê hương. Điều chúng tôi tạo nên chính là kỷ niệm về đất nước, về quê hương. Đó mới chính là điểm nổi bật của thương hiệu Phở 79”


 Một số cảm nhận của người Mỹ khi ăn phở Việt Nam:

  • “Khi tôi còn học ở Seattle, có ít nhất ba tiệm phở gần trường trên đường University Ave và nhận được sự đón nhận đông đảo của sinh viên. Điều thú vị nhất là sẽ kèm thêm một món bánh ngọt tráng miệng sau bữa ăn.” 
  • “Một nhà hàng Việt Nam được mở tại một khu mua sắm ở “ Làng Đại học” với lối trang trí cực kỳ bắt mắt và đặc biệt với hình ảnh đất nước Việt Nam, những chiếc đèn lồng và cả những bức tranh Việt Nam treo trên tường, giá cả cũng đắt hơn và ngoài cà phê Việt Nam thì còn có món trà sữa trân châu.”
  • “Sau khi đọc cuốn “Cảm tình viên” (The Sympathizer) của tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt - Nguyễn Việt Thanh, biết được câu chuyện của ông khi rời khỏi Việt Nam đến California, cùng vợ mở một quán ăn. Nói chung, khi có cơ hội đến  Mỹ, bạn không thể nào bỏ qua cơ hội ăn một bát phở tại địa phương. Tô phở đó không chỉ là ký ức của những người Việt di cư, mà còn là dấu tích của những biến động lịch sử đặc sắc mà bạn có thể nhận được.”

Trở về

You May Also Like

Ứng dụng của Robot trong dây chuyền sản xuất công nghiệp

Ứng dụng của Robot trong dây chuyền sản xuất công nghiệp

Đen - kẻ phá vỡ giới hạn bằng sự dung dị của câu từ (Phần 2)

Đen - kẻ phá vỡ giới hạn bằng sự dung dị của câu từ (Phần 2)

Đen - kẻ phá vỡ giới hạn bằng sự dung dị của câu từ (Phần 1)

Đen - kẻ phá vỡ giới hạn bằng sự dung dị của câu từ (Phần 1)

Vải thiều Bắc Giang - Ví dụ tiêu biểu cho việc tiêu thụ nông sản Việt trong đại dịch Covid-19

Vải thiều Bắc Giang - Ví dụ tiêu biểu cho việc tiêu thụ nông sản Việt trong đại dịch Covid-19

Trải nghiệm về chuyến bay nhân đạo từ Đài Loan về Việt Nam

Trải nghiệm về chuyến bay nhân đạo từ Đài Loan về Việt Nam

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Giữa  bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

Giữa bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Cải lương

Cải lương

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới