Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành


Nụ cười thân thiện, làn da rám nắng và vẻ ngoài nhiệt thành, đây chính là ấn tượng đầu tiên của tôi đối với Phạm Thị Thái Hà. Ở thôn Miên Hùng huyện Gia Nghĩa có một người được mệnh danh là: “Nữ vương của những giàn giáo xây dựng đến từ Việt Nam”, bởi chỉ cần khu vực quanh đó có công trình nào cần thi công, từ trường học cho đến nhà dân hoặc tòa nhà cao tầng của các công ty xây dựng thì đều thấy có sự xuất hiện của công ty công trình Thuấn Tường do Thái Hà đứng đầu, với doanh thu mỗi tháng lên đến trên 700 nghìn Đài tệ.

Thật khó có thể tưởng tượng được rằng khi còn sống ở Hà Nội quê nhà, Thái Hà giống như một đại tiểu thư không cần động tay động chân vào việc gì, thậm chí đến leo cây cũng sợ. Vậy mà hiện tại, người phụ nữ này có thể leo trên giàn giáo cao đến 16 tầng. Ngoài việc làm một bà chủ, một người vợ đảm, một người mẹ tốt, Thái Hà còn thành lập “Hiệp hội Tân di dân làm chủ gia đình thành phố Gia Nghĩa”, và đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội. Bận việc túi bụi, Hà vừa cười vừa nói thời gian không khi nào là đủ với cô.

“Thật ra thì trước kia tôi từng có giao ước với 3 người bạn thân là cả 4 đứa sẽ không lấy chồng, chỉ ăn uống vui chơi thỏa thích, nhưng cuối cùng tôi lại là người đầu tiên phá vỡ lời hứa”. - Thái Hà cười kể lại cơ duyên đến Đài Loan lập gia đình: “Tôi đến Đài Loan làm việc từ năm 2006. Vừa hay gặp chồng mình lúc bấy giờ đang làm công trình giàn giáo, nghĩ tính tình anh ấy tốt nên quyết định kết hôn.”

Thế nhưng sau khi lấy chồng Đài Loan, cô gặp phải khó khăn đầu tiên chính là cái nhìn phân biệt từ phía gia đình chồng và cả xã hội bên ngoài. Thái Hà nói: “Bố mẹ chồng vốn có thành kiến với người Việt Nam từ trước đây, cho rằng người Việt Nam chuyện gì cũng không thể làm tốt được, nhưng tôi không bỏ cuộc, tôi muốn chứng minh rằng người Việt Nam cũng giỏi giang không thua kém gì người Đài Loan”. Với ý chí này, sang Đài Loan không lâu thì Thái Hà liền theo chồng đến các công trình, lúc mới đầu không biết làm gì, giàn giáo cũng không leo được, nhưng theo học dần dần, vài năm sau đó cô đã trở thành một nhân công lành nghề.

Sau này Thái Hà mới phát hiện ra chồng mình làm kinh doanh “quá tốt bụng”, thường xuyên bị những đối tác làm ăn lợi dụng. Chỉ trong vài năm mà công ty bị thua lỗ rất nhiều, tính ra cũng phải tiền tỷ; vì thế mà Hà nói với chồng: “Anh để em lên phụ trách công ty đi. Để em ra ngoài nhận công trình và đi thu tiền”. Năm 2010 Thái Hà lên tiếp quản vị trí của chồng, lo đôn đốc về tài chính và vận hành công ty. Do tính cách rất mạnh mẽ, các nhà chủ cũng không dám bắt nạt cô, lúc nào cũng trả tiền đúng hạn, việc kinh doanh của công ty ngày một đi lên.

Công ty của Thái Hà có năm thợ làm công người Đài. Thái Hà để chồng phụ trách dẫn dắt thợ, còn bản thân thì ra ngoài nhận công trình, rồi thông báo để chồng mình dẫn thợ đến lắp đặt giàn giáo. Nhờ thường xuyên bàn chuyện làm ăn với người Đài Loan, mà Thái Hà có thể nói lưu loát cả tiếng Trung và tiếng Đài Loan, việc kinh doanh thì càng làm càng vững mạnh. Từ Cao Hùng đến Đài Bắc đều có công trình giàn giáo do công ty Hà đảm nhận.

Không chỉ kiên cường, Thái Hà cũng là một phụ nữ hiền lành, bất kể những cô dâu người tân di dân nào mà Hà quen, cô đều coi như chị em gái trong nhà mà giúp đỡ hỗ trợ. “Tôi từng giúp một gia đình sắp tan vỡ, chỉ vì cô dâu người Việt Nam đã đi làm nghề rót rượu, khiến chồng con rất buồn phiền. Dạo đó tôi cứ hết lòng khuyên bảo, hết lần này đến lần khác, để người mẹ quay lại làm những công việc chân chính, may thay sau đó cả gia đình đã hòa hợp trở lại.”

Để có thể giúp đỡ thêm nhiều tân di dân hơn nữa, năm 2015 Thái Hà đã thành lập “Hiệp hội Tân di dân làm chủ gia đình thành phố Gia Nghĩa”. Cô nói: “Tôi hy vọng mỗi một tân di dân đều có thể tự làm chủ gia đình, đừng để bị coi thường, bởi vậy cho nên mới lấy tên này. Các thành viên của hiệp hội đến từ 18 quận huyện. Mỗi dịp diễn ra hoạt động đều có trên 100 người tới tham gia. Mọi người đều hết sức tin tưởng Thái Hà, bởi vậy mới tiến cử cô đứng lên làm Chủ tịch đầu tiên của hiệp hội”.

Tân di dân chỉ cần không sợ khổ, dồn nhiều tâm sức hơn để lập nghiệp, ở Đài Loan cũng có thể làm bà chủ kiếm tiền. Thái Hà hy vọng có thể sử dụng kinh nghiệm của mình, cổ vũ những tân di dân khác, rồi đến trước khi về hưu cũng có thể dùng chính sức lực của mình giúp đỡ những tân di dân còn gặp khó khăn ở huyện Gia Nghĩa.

Trở về

You May Also Like

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới