Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”


Năm 2014, Công ty cổ phần VNG đã được định giá 1 tỉ USD từ World Startup Report, trở thành start-up “kì lân” đầu tiên của Việt Nam, và cũng trở thành Công ty Internet lớn nhất Việt Nam chỉ sau 10 năm thành lập. Sự kiện ấy như một cú nổ Big Bang vĩ đại, thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp với người trẻ Việt Nam vào thời điểm đó.

Từ đó đến nay, giá trị của Tập đoàn VNG đã tăng 1.5 lần, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm một “kì lân công nghệ” nào khác, cho dù có rất nhiều chuyên gia công nghệ giỏi và nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.
Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore), một tạp chí online lớn về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp start-up đang hoạt động trên đủ các lĩnh vực như: công nghệ tài chính, thương mại điện tử, công nghệ du lịch, giáo dục trực tuyến, logistics,... Và con số này còn đang tăng lên hàng ngày, giữa thị trường khởi nghiệp Việt Nam đầy những cơ hội và thách thức.

Một trong những điều lạc quan đầu tiên phải kể đến, đó là Chính phủ Việt Nam đã công nhận các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là một yếu tố cốt lõi để thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên  4.0 hiện nay. Từ năm 2016, Chính phủ đã đề xuất định hướng "Quốc gia khởi nghiệp" với những chương trình hỗ trợ cụ thể như: luật phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình đổi mới sáng tạo "đặt nền móng cho các hệ sinh thái phát triển ở Việt Nam". Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xây dựng Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” , hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp start-up “dễ thở” hơn nhiều trong tương lai.
Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018 của Topica Founder Institute (TFI) cũng cho thấy, 2018 là năm tăng trưởng cực kì mạnh của hoạt động gọi vốn  của các startup Việt. Tổng cộng năm qua có tới 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn là 889 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2017. Riêng 10 giao dịch lớn nhất đã mang về 734 triệu USD, chiếm 83% tổng giá trị các thỏa thuận như: Yeah1 (100 triệu USD), Sendo (51 triệu USD), Topica (50 triệu USD) cùng 7 thương vụ không được tiết lộ khác đều có giá trị trên 30 triệu USD mỗi thương vụ.

Cùng với đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm khác như ESP Capital, 500 Startups, VIISA tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư và chiếm tới 60% các khoản đầu tư hạt giống với giá trị khoảng 50 đến 200 ngàn USD, mang lại những nguồn vốn rất cần thiết cho các start-up nhỏ để đặt chân vào thị trường.

Ngoài các hoạt động gọi vốn chuyên biệt, những start-up mới hình thành hoặc còn thiếu kinh nghiệm cũng có thể tìm được sự định hướng tại những cuộc thi đại chúng như: Chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam, cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai  hay nhiều cuộc thi khác tổ chức tại các trường Đại học. Dù chiến thắng hay không, thì các bạn trẻ sau khi tham gia những cuộc thi này đều có được thêm kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục đi theo con đường khởi nghiệp sáng tạo.

Tuy vậy, nếu chỉ nhìn vào những thành công trên đỉnh vinh quang thì khó có thể tưởng tượng được hết chông gai, sỏi đá trên con đường khởi nghiệp. Để có được một start-up triệu đô, có đến hàng ngàn start-up khác đã thất bại mà nhiều khi không ai biết tới.

Theo CB Insights nghiên cứu, tỷ lệ các start-up thất bại ngay từ trong trước nước có thể lên đến 90%, và ngay cả khi ra được thị trường thì phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng không tồn tại được quá 5 năm. Những con số thực sự chỉ ra sự khắc nghiệt của “chiến trường” này với vô vàn những lý do thất bại có thể kể đến như: thiếu kiến thức về sản phẩm và kinh doanh, làm ra sản phẩm không phù hợp với thị trường, không tuyển được người hoặc tuyển sai người, không gọi được đầu tư, “đốt” vốn quá nhanh, bị các ông lớn đè bẹp,...

Nghe khó khăn như vậy, nhưng đây là điều hiển nhiên phải chấp nhận khi làm start-up. Công nghệ thế giới đang thay đổi từng giờ, dù là thị trường Việt Nam thì cũng quá nhiều cạnh tranh. Khởi nghiệp đồng nghĩa với tìm tòi cái mới, thử nghiệm liên tục cũng như thay đổi không ngừng. Nhiều sản phẩm thất bại sẽ là những bài học kinh nghiệm tạo nên sản phẩm thành công.

Start-up là một phần không thể thiếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thể dễ dàng thấy rằng, trong mười năm trở lại đây, rất nhiều lĩnh vực trong xã hội đã được cải thiện hoặc thay đổi hoàn toàn nhờ các giải pháp công nghệ: di chuyển, mua sắm, ăn uống, chăm sóc sức khỏe nay chỉ cần vài thao tác trên  thiết bị di động có kết nối internet. So với các tập đoàn truyền thống vốn chậm chạp trong việc thay đổi, mô hình start-up với môi trường tự do thể hiện bản thân không chỉ giúp sản sinh nhiều ý tưởng “thiên tài” tiết kiệm thời gian công sức mà còn thúc đẩy nền kinh tế liên tục phát triển. 

Các bạn trẻ Việt Nam, nhất là lứa học sinh - sinh viên, cần phải hiểu được những khó khăn của sáng tạo khởi nghiệp, chứ không phải chỉ mơ tới toàn vinh quang rực rỡ. Trước khi bắt đầu, phải hiểu được thất bại hoàn toàn có thể xảy đến với mình, nhưng nó không phải là kết thúc. Thành công không đến trong một sớm một chiều, và sự nỗ lực của bản thân cũng như không ngừng trau dồi kiến thức sẽ giúp tầm nhìn của các bạn rõ ràng hơn trên con đường dài.

Những start-up tầm trung trở lên cũng không thể ngủ quên trên chiến thắng. Họ vẫn phải liên tục thay đổi và mở rộng để giữ đà phát triển, bởi vào được thị trường rồi cũng vẫn có thể dễ dàng bị đánh bật khỏi nó. Không đủ vững, họ sẽ bị các doanh nghiệp lớn hơn chèn ép; không đủ nhanh, họ sẽ bị lớp sau vượt qua.

Và cả cộng đồng khởi nghiệp vẫn sục sôi để tìm ra “kì lân” thứ hai, thứ ba,.. của Việt Nam

Trở về

You May Also Like

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo