【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam
Viết:Hello Vietnam
Nhân vật phỏng vấn
Họ tên: Tống Dũng Huy
Thời gian sống ở Việt Nam: 3 năm 2 tháng
Điều gì ở Việt Nam thu hút bà nhất: Sự chăm chỉ và trách nhiệm của phụ nữ Việt Nam.
Muốn chia sẻ điều gì với bạn bè Đài Loan muốn đến Việt Nam: Trước tiên, hãy tìm hiểu về chính trị, sự phát triển kinh tế, lịch sử và hiện trạng của Việt Nam.
======================Hỏi ngắn đáp nhanh!=======================================
Quốc hoa của Việt Nam là gì?
Hoa Sen
5 món Việt thích ăn nhất?
Phở, xôi, bánh cuốn, bánh tráng, chè.
Đã từng đến những nơi nào của Việt Nam? Ấn tượng nhất là đâu?
Hà Giang, Sa Pa, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hội An, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bắc Hà.
Tôi rất thích Hà Giang, thích ruộng bậc thang, cũng thích vẻ đẹp nguyên sơ của những con đèo ở Mã Pí Lèng.
3 lý do yêu mến Việt Nam?
Tôi vô cùng thích vẻ nho nhã của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Vì tôi nhìn thấy quá nhiều những điều không thật thà nên tôi rất thích sự chân thành của Việt Nam. Còn thích đồ ăn Việt Nam nữa.
Bà hãy chia sẻ bí kíp để qua đường?
Đối với tôi qua đường không phải việc gì khó khăn, tôi thấy bằng việc qua đường cũng thể hiện được sự thanh lịch của người Việt mà tôi nói ở trên. Khi đi thì bạn cứ việc đi, người khác sẽ nhường bạn, tuyệt đối sẽ không có ai phóng lên lấn đường. Bạn có thấy rằng hành động này đã thể hiện được sự tôn trọng cũng như quan tâm đến người khác của họ không? Vì vậy, đối với tôi, khi qua đường không có gì phải sợ. Tất nhiên tôi cũng phải tôn trọng người khác, quan sát cẩn thận hai hướng đường rồi mới bước tới, tôi biết họ sẽ không đâm vào tôi đâu.
Dùng một câu để miêu tả cuộc sống ở Việt Nam?
Thật ra, một từ thôi “Cảm động”.
Bởi vì bạn biết đấy, Việt Nam, nhất là vùng Bắc Bộ, từng trải qua những giai đoạn rất khó khăn. Bạn có thể thấy trong đời sống hàng ngày của họ, kể như một mảnh đất rất nhỏ thôi, họ cũng có cách để cải tạo, trồng rau, hoa quả hay làm gì đó, từng không gian nhỏ nhất đều được sắp xếp sử dụng hợp lí. Những con người chân chất, nhiệt thành với cuộc sống của mình như vậy khiến tôi vô cùng cảm động.
===============================================================================
Bà đã sống ở Việt Nam 3 năm rồi và lâu nhất chính là Hà Nội, bà cảm thấy thế nào về cuộc sống ở đây?
Nói thật ra, người Đài Loan chúng ta vẫn cho rằng mình có thể dạy người Việt Nam rất nhiều điều, nhưng khi tôi sống ở đây rồi mới phát hiện, mình có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam. Đầu tiên chính là thái độ với cuộc sống, nếu bạn ở Hà Nội thì sẽ bắt gặp hình ảnh rất nhiều người ngồi ở các quán cà phê vỉa hè, do nothing, không làm gì ngoài thư giãn. Đối với tôi mà nói, đây là một nét văn hóa còn thiếu ở Đài Loan thời buổi này. Con người nhất định phải có khoảng lặng để ngẫm nghĩ, nghỉ ngơi chứ không phải áp đặt cuộc sống chỉ có công việc, trách nhiệm; đến thời gian dành cho bản thân cũng không có.
Tôi không biết người khác nhìn nhận thế nào về Việt Nam, nhưng bởi liên hệ trong công việc của chồng tôi (người đại diện của Văn phòng Văn hoá và Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam), nên đa phần chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với chính phủ Việt Nam. Trong quá trình gặp gỡ và giao lưu, có hai việc làm tôi ấn tượng nhất:
Đầu tiên, họ trao đổi với nhau rất đầy đủ và rõ ràng. Sự đầy đủ ở đây thể hiện ở việc trước khi thực hiện điều gì họ đều thảo luận với nhau, có để điều này do chế độ chính trị trung ương tập quyền. Rất nhiều người nước ngoài nói rằng người Việt Nam thế này, đất nước Việt Nam thế khác, nhưng các sự việc đều được tiến hành như vậy đều có nguyên do, giống như người ta chơi cờ, mỗi bước đi phía trước đều bởi bước tính toán phía sau.
Ba năm sinh sống ở Việt Nam, tôi bày tỏ sự tôn kính với quốc gia này, bởi nhìn thấy sự tiến bộ không ngừng của họ. Ví dụ như ở sân bay, có thể nhìn thấy hành khách đứng kín sảnh, sau này họ liền tạo thêm những vạch đỏ phân cách ở cửa ra vào, sảnh chờ cũng không còn lộn xộn như trước. Dù là hiệu quả không thực sự cao, nhưng có thể nhận thấy sự phản hồi và đưa ra phương pháp giải quyết từ chính phủ.
Tôi rất thích khoảng thời gian sinh sống tại Việt Nam này. Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển, ai cũng có những cái nhìn đầy hi vọng về tương lai.
Vì sao các bạn trẻ Việt Nam có thái độ tích cực và quan tâm đến các hoạt động quốc tế hơn các bạn trẻ Đài Loan?
Tôi nghĩ điều này có mối liên hệ chặt chẽ với vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có một vị thế nhất định trên trường quốc tế, như việc vừa tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Hơn nữa, Việt Nam nhận được rất nhiều sự tài trợ tư nước ngoài, điều này khiến cho các bạn trẻ Việt Nam có nhiều cơ hội hơn khi đi ra thế giới kiếm tìm ước mơ, so với các bạn
ở Đài Loan thì cơ hội này ở Việt Nam nhiều hơn rất nhiều. Bởi vậy mà tôi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam dũng cảm hiện thực hóa mong ước và tương lai của mình, cũng giống Đài Loan những năm 70, ở giai đoạn bắt đầu phát triển.
Bà đã từng có những kinh nghiệm khi sống ở nước ngoài và có những nghiên cứu liên quan đến nữ quyền, bà có thể chia sẻ một chút góp ý hoặc suy nghĩ về việc làm thế nào để nữ giới di dân có thể thích ứng ở cuộc sống tân ở Đài Loan không?
Bởi vì tôi có một thời gian sống ở Newzealand, tôi học được một điều quý báu, đó là đừng để bản thân bị đả kích bởi xã hội bên ngoài. Chúng ta cũng không thể đợi người khác mang đến cho mình môi trường hữu nghị, mà phải tự mình chủ động kết giao và tạo nên môi trường thiện ý. Để làm được điều ấy, tôi thấy có hai điều cần phải làm được: Thứ nhất, bản thân phải tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, không nên lo lắng rằng bởi vì họ không thích mình nên mình không đến, dù là họ có thích mình hay không, thì bạn đến một lần, hai lần, rồi ba lần… chủ động gặp gỡ và cho người khác cơ hội để hiểu mình hơn. Nếu như có gặp hành vi không thiện ý, thì chỉ nên nghĩ đó là cái nhìn phiến diện của cá nhân họ, chứ không phải bản thân mình không tốt mà tự co mình lại. Bởi vì tôi đã từng trải qua những điều này, nên tôi biết cách duy nhất để khắc phục là mang những điều tốt đẹp của bản thân đến với người khác. Thứ hai, nếu như thật sự gặp phải sự bất công trong đối xử, nhất định phải tìm kiếm sự giúp đỡ, không được im lặng mà chịu đựng mọi thứ.