Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật
Viết:Hello Vietnam
Dự án cải tạo này có tên “Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân” nằm trong dự án cải tạo bức tường bảo vệ hành lang sông Hồng phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Với những đồ dùng bỏ đi, dưới bàn tay tài hoa 16 họa sĩ đã thu gom và tái sử dụng biến đoạn đường bên bờ đê sông Hồng từ nơi tập kết rác thải trở thành “không gian nghệ thuật” với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm sắp đặt nghệ thuật trải dài trên những bức tường còn sót lại kéo dài hơn 200 m. Đã được nhóm nghệ sĩ lên ý tưởng và thực hiện trong 2 tháng. Hầu hết các vật liệu sử dụng trong tác phẩm đều xuất phát từ vật liệu tái chế như vỏ chai nhựa, thùng phuy, lốp xe, ống bô xả hay túi nilon...
Các nghệ sĩ đã lựa chọn những chất liệu sao cho phù hợp với đặc điểm khí hậu, không gian ven sông như chịu được sức gió lớn, thời tiết nắng mưa... Bên cạnh đó, những chất liệu có độ bền cao như sắt, thép, xi măng, vật liệu tái chế cũng được nhóm nghệ sĩ tỉ mỉ phủ lên một lớp sơn để hạn chế bạc màu, bong tróc, kéo dài độ bền từ 3 - 5 năm.
Từ lâu, khu vực ở phường Phúc Tân đã là nơi thường xuyên chứa rác thải, phế liệu của các hộ dân. Việc này ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cuộc sống của người dân trên địa bàn. Để nâng cao ý thức và có được sự ủng hộ, nhóm nghệ sĩ đã gặp gỡ và nói chuyện người dân nhận được sự đồng lòng và giúp đỡ hoàn thiện, giữ gìn các tác phẩm. Sau khi lắng nghe ý kiến của nhiều chuyên gia và quyết định thực hiện dự án nghệ thuật kêu gọi xã hội hóa để góp phần cải thiện môi trường sống, nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực.
Lấy ý tưởng hình ảnh bến thuyền tấp nập trên sông Hồng cách đây 100 năm. Nhóm tác giả đã dùng hơn 10.000 chai nhựa, hộp dầu xe máy đã qua sử dụng được thu gom ở các trường học, khi dân cư xung quanh… để tạo thành những chiếc thuyền buồm.
Bên cạnh các tác phẩm hướng về bảo vệ môi trường, còn có tác phẩm nhắc về giá trị lịch sử, giá trị văn hoá. Tác phẩm “Phù sa” của anh Nguyễn Đức Phương (một hoạ sĩ trẻ tự do gần 20 năm) được làm từ các mảnh sành thu lượm từ dưới đáy sông và màu tự nhiên từ đất phù sa sông Hồng kết hợp bụi đô thị để tái hiện lại nền móng của một ngôi chùa thế kỷ 16 đã bị biến mất.
Ngoài ra có sự tham gia của một nghệ sĩ nước nghệ sĩ nước ngoài. Thông điệp sống xanh trong tác phẩm của Goerge Burchett. Là một hoạ sỹ người Úc sinh ra tại Hà Nội, đã từng sống và làm việc tại Việt Nam nhiều năm, Goerge Burchett hiểu rất rõ về lịch sử văn hoá Việt Nam. Với tác phẩm “Voi”, “Sống xanh” làm bằng thép không gỉ phun sơn, ông muốn gửi gắm tới mọi người thông điệp “Làm cho Hà Nội sạch và xanh”, con người sống hoà mình cùng thiên nhiên.
Gánh hàng rong - vốn là nét đặc trưng đậm tính chất dân gian của người Việt xưa. Hình ảnh quen thuộc người phụ nữ mặc yếm, váy, đội nón quai thao đang gánh hàng. Họ là hình bóng của những cư dân buôn bán trên bến sông 100 năm trước.
Với những lợi ích và giá trị tốt đẹp, nhóm tác giả thực hiện dự án hy vọng đây sẽ là điểm nhấn tiếp theo của thành phố cũng như sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời thu hút nhiều khách đến tham quan, du lịch đến với vùng đất mang đầy giá trị văn hóa, lịch sử.
Những hình ảnh khác: