Người Hà Nội


Hà Nội ngày nay đã khác, con người Hà Nội cũng khác! 

Ngày xưa, Hà Nội chỉ gói gọn trong mấy chữ “Hàng”, khoảng năm 1996, Hà Nội ngày đó không rộng lắm. Loanh quanh cũng chỉ có vài ba cửa ngõ, chỉ mất đâu đó một ngày là người ta có thể đi quanh Hà Nội. 

Mấy đứa bạn nơi xứ xa, khi có dịp gặp gỡ thường hỏi tôi về người Hà Nội: “Họ thế nào, tính cách ra sao? Phụ nữ Hà Nội có kiêu kỳ, hay ngọt ngào như đàn ông Hà Nội? Và… Giờ người Hà Nội, có còn là người Hà Nội không?”

Hà Nội bây giờ vốn dĩ đã bạt ngàn khoảng không, tấp nập con người. Từ một phố thị với diện tích 924 km2 năm 1991 và dân số ở mức 2 triệu người đến hiện tại diện tích đã lên đến 3329 km2 và dân số 7 triệu 780 ngàn người. Từ đấy tới nay, Hà Nội còn nhiều lần thay đổi về diện tích, duy chỉ có một thứ không đổi, đó là dân số Hà Nội cứ mãi tăng. 

Nói để biết, thứ mà những đứa bạn của tôi khi nghe người ta kể về người Hà Nội xưa và nay cũng khác lắm rồi.

Người Hà Nội xưa nổi tiếng nhã nhặn, ý nhị và tôn trọng những người xung quanh, bởi vốn dĩ họ chẳng ưa cộc lốc, thô lỗ. Họ cũng kín tiếng trong lời ăn tiếng nói, luôn nghĩ suy nhiều trước khi nhận định bất cứ điều gì. Bởi ít nhiều trong số họ đã quen với việc nghĩ suy, không ưa buột miệng.

Họ sành ăn và kỹ tính, luôn chăm chút từng chút một như cách họ sống với cuộc đời của chính mình. Từ đó mà hễ thứ gì họ làm ra, đều mang vóc dáng của sự tỉ mẩn, tinh hoa.

Họ thích gọn gàng, tề chỉnh và trang nhã. Đẹp nhưng kín đáo, không cầu kỳ cũng chẳng loè loẹt lố lăng. Mọi thứ được kết hợp với nhau một cách nền nã, lịch sự.

Cái thanh lịch ấy còn thể hiện cả trong cách người Hà Nội làm ăn, giao tiếp. Lâu dần thành lề thói Hà Nội từ lúc nào chẳng hay.

Cũng bởi gia giáo từ xưa như vậy, mà phụ nữ Hà Nội khi lớn lên, thành danh Tràng An, khác biệt nhiều so với những người phụ nữ nơi khác. Họ ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ và vô cùng khuôn phép.

Đàn ông Hà Nội cũng chẳng khác là bao, cùng một cái nôi gia giáo mà thành. Chỉ khác… họ tiết độ và cẩn thận, họ trầm tĩnh và vững mạnh, luôn tâm niệm bản thân là trụ cột gia đình. Có lẽ do vậy, mà người ta khi nơi xa tới, thường thấy mê mẩn cái nét riêng của người đàn ông Hà Nội. Thứ cảm giác mang lại cho người ta hương vị của sự an toàn, cảm giác của sự ấm an nhưng cũng uy quyền hết mức.

Nhưng đó là chuyện xưa, người Hà Nội bây giờ cũng khác lắm rồi. Khác bởi Hà Nội giờ rộng lớn quá, làm cái vóc dáng xưa kia giờ cũng chỉ còn là kỷ niệm. Người gốc thì đã đi xa, người xa thì lại ở lại.

Nên giờ hỏi tôi, người Hà Nội ngày nay thế nào, tôi chỉ có thể thưa: “Không biết nữa, có lẽ chỉ là những đứa trẻ đang lớn”.

Những đứa trẻ chạy theo hội nhập của vòng xoay kinh tế, ùa theo tiếng gọi bởi niềm vui thị thành. Thay chiếc áo cũ bằng một vóc hình mới, trẻ tuổi, nhiệt huyết và bồng bột vô cùng.

Hà Nội rồi sẽ rộng lớn hơn, đông đúc hơn. Bởi...  “Có đứa trẻ nào, mãi sống trong tuổi niên thiếu, đôi mươi”.

Trở về

You May Also Like

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội