Trải nghiệm về chuyến bay nhân đạo từ Đài Loan về Việt Nam


Hơn một năm học tập tại Đài Loan nhanh như một cái chớp mắt, cuối cùng mình cũng được trở về với vòng tay của gia đình và người thân tại Việt Nam trước dịp Tết Nguyên Đán 2021. Mình đã về Việt Nam gần 2 tháng rồi, trong khoảng thời gian cách ly mình đã cặm cụi viết bài nhật kí và đến khi về nhà thì mình mới quyết định gửi bài để chia sẻ với mọi người trải nghiệm cách ly của mình từ Đài Loan về Việt Nam như thế nào nhé!

Mình học chương trình ngôn ngữ Mandarin Chinese tại trường Đại học Quốc Lập Trung Ương, Đài Loan và nộp hồ sơ chuyển tiếp lên hệ thạc sĩ tại trường trong vòng hơn một năm. Năm ngoái, mình đã không được về với ba mẹ để ăn Tết, nên năm nay mình đã quyết định trở về cho bằng được, mục đích chính là thăm gia đình, còn lại là mình cần giải quyết một số việc quan trọng tại Việt Nam. 

Trước khi được chính phủ Việt Nam phê duyệt tên mình để theo chuyến bay nhân đạo về nước thì mình đã làm đủ mọi cách để tên mình có trong danh sách được về. Mình đăng kí trong link chuyến bay nhân đạo giải cứu công dân nhiều lần, sau đó năm lần bảy lượt lên văn phòng lãnh sự Việt Nam để tìm kiếm cơ hội về nước. Mình không thuộc đối diện được ưu tiên trước nhất của chuyến bay nhân đạo, vì lúc đó mình chỉ là sinh viên, trong khi theo thông báo của chính phủ thì ưu tiên cho người hết hạn lao động và phụ nữ có thai. Tuy nhiên sau những lần mình năn nỉ, luôn cầu thị đã được đền đáp và may mắn đã mỉm cười với mình. Cuối cùng mình đã được xếp vào chuyến bay sát gần cuối với các chuyến bay về trước Tết.  

Trước khi ra sân bay, mình được nhân viên của hãng vé Pacific Airlines hướng dẫn xuất vé với giá 11.840 Đài tệ, bao gồm 01 kiện hành lý ký gửi - 23 kgs và 01 kiện hành lý xách tay - 7 kgs. Những thông tin quan trọng trước khi lên máy bay cần cung cấp như: điền thông tin sức khỏe, thời gian chuyến bay, địa điểm cách ly tại Việt Nam,... Khi đến sân bay thì mình làm đủ thủ tục giấy tờ, kiểm tra hành lý như mọi lần bay, chỉ có điều khác biệt là mình được cung cấp đồ bảo hộ y tế, đo thân nhiệt và mặc tại đồ bảo hộ tại chỗ trước khi lên máy bay.

Hôm đó mình không mặc đồ quá dày nên khá thoải mái trong suốt hơn 3 tiếng đầu trên máy bay khi mặc đồ bảo hộ. Nếu mặc đồ quá dày dù trên máy bay có bật máy lạnh thì bên trong bộ đồ bảo hộ cũng khiến cơ thể rất nóng và đổ nhiều mồ hôi. Và thời gian trên máy bay thường dài hơn những chuyến bay thông thường, chuyến của mình bị trễ tầm gần 2 tiếng đồng hồ do các thủ tục lên máy bay bị chậm hơn bình thường. Khi hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng thì còn phải chờ thêm một tiếng trên máy bay, đợi nhân viên sát khuẩn hết cả máy bay mới cho mọi người xuống được.

Từ lúc bước xuống sân bay, mình và mọi người được xịt khuẩn toàn thân như “đi tắm”, sau đó mình làm thủ tục nhập cảnh và khai báo y tế. Khoảng gần 2 tiếng sau thì mới ra khỏi sân bay và được hướng dẫn đi theo đoàn xe của chính phủ cử đến để về khu cách ly ở Quảng Nam.

Từ sân bay đến khu cách ly của trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng QP-AN Tam Kỳ, Quảng Nam đi mất khoảng hơn 2 tiếng, xe đến nơi thì cũng rất trễ, giờ đó đã là  12 giờ đêm. Đến cổng khu cách ly thì các nhân viên tại đó xịt khử trùng cả người và hành lý, sau đó mới được vào bên trong. Đến lúc gần vào phòng rồi thì tụi mình mới được cởi bỏ đồ bảo hộ, tính ra mình đã mang đồ bảo hộ trong suốt khoảng hơn 10 tiếng từ khi lên máy bay cho đến nơi cách ly nên tay chân  ướt mồ hôi hết cả.

Mình được xếp vào một phòng gồm 5 người (tính cả mình), các phòng khác thì mỗi phòng 4 người nhưng phòng mình có 6 chiếc giường thêm việc mình đi chuyến cuối nên được xếp vào phòng ở ngoài cùng rộng nhất so với các phòng khác. Trong chuyến bay của mình thì gần khoảng 200 người, thì hơn một nửa là phụ nữ có thai, còn lại thì là những người bị hết hạn lao động và sinh viên.

Nhìn chung, trong phòng cách ly khá đầy đủ vật dụng được chuẩn bị sẵn như kem đánh răng, khăn lau mặt, xà bông giặt đồ, dầu gội đầu, nước muối sinh lý, giấy vệ sinh, tủ quần áo.....nên khi mình đến nơi thì có đủ vật dụng để mình dùng sẵn. Tuy nhiên, thứ mình không hài lòng lắm chính là gối, chiếu và chăn mùng hầu như giường nào cũng bị mốc ẩm và đóng mạng nhện lên hết, mà đến nơi vào nửa đêm thì quả thật nằm trên chăn gối không được vệ sinh lâu ngày như thế cũng vô cùng bất tiện và ngứa ngáy. Mọi người phải chịu khó đợi đến sáng mai ngủ dậy rồi mới tổng vệ sinh cho giường của bọn mình.

Chỗ khu cách ly bên mình mạng wifi cũng rất yếu, nên mình sang hôm sau đăng kí mua sim Viettel để dùng mạng 4G liên lạc với gia đình và đọc báo là chính. Lời khuyên cho mọi người nếu ai chuẩn bị về cách ly thì nên đổi tiền Việt và mua trước sim Việt Nam ở Đài Loan hoặc nếu về đến sân bay buổi sáng thì nên mua tại sân bay luôn. Chứ về đến khu cách ly mà mua thì mình thấy rất đắt và các anh bộ đội hầu như không chấp nhận hình thức chuyển khoản để mua đồ vào khu cách ly. Thường thì khoảng 3-5 ngày các anh ấy sẽ đến để hỏi nhu cầu đăng kí mua đồ để tổng hợp và đưa tiền mặt để họ đi mua giúp. Mà không phải đồ gì cũng có thể mua vào được, chẳng hạn trái cây thì trong khu vực cách ly rất hạn chế việc mua vào vì vấn đề vệ sinh. Chỗ khu mình cũng rất khắt khe, gia đình muốn đưa đồ ăn và vật dụng vào thật sự rất khó. Phòng mình cũng có một chị mang thai hay năn nỉ mấy anh bộ đội trong đó để xin phép nhận thùng hàng do người nhà gửi nhưng phải 4-5 lần mới được phép vì bên khu cách ly e ngại những đồ mang vào không hợp vệ sinh và phải khử trùng phức tạp mới được đem vào.

Vào khu cách ly được một ngày thì mình và mọi người được triệu tập để xét nghiệm Sar-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, trong suốt quá trình cách ly mình được xét nghiệm 2 lần: lần đầu là sau một ngày mới đến khu cách ly, lần cuối là trước khi ra khỏi khu cách ly 1-2 ngày. Mỗi lần xét nghiệm chi phí khoảng 734.000 VNĐ/lần và chuyển khoản cho cán bộ quản lý được chỉ định trong vòng 10 ngày. Về ăn uống thì mỗi ngày tụi mình được ăn 3 bữa đầy đủ: sáng, trưa, tối. Đồ ăn thì mình cảm thấy nhiều lúc chế biến kiểu Quảng Nam hơi mặn quá nên không hợp khẩu vị lắm nhưng nhìn chung thì vẫn ổn, mỗi suất ăn cho nhiều cơm nên đối với mình thì thấy no, còn với các chị mang thai hay thanh niên sức nhiều thì có thể sẽ cảm thấy chưa đủ. Nên mọi người thường chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt để xế chiều hoặc tối khuya ăn lót dạ thêm. Lưu ý đặc biệt, nếu ai mà thuần chay thì nên nói trước cho người quản lý từ ngày đầu tiên mới vào khu cách ly để họ chuẩn bị suất riêng.

Chi phí ăn uống và nhu yếu phẩm sinh hoạt được chuẩn bị sẵn trước cho cả 14 ngày tổng cộng 1.700.000 VNĐ. Mình cảm thấy không hề đắt như mình hay nghe “đồn mấy chục củ” trước khi về. Môi trường ở trong khu cách ly cũng dễ chịu, thoải mái, các anh bộ đội mang đồ ăn và phục vụ đến tận cửa phòng. Ngoài ra, khu cách ly cũng có sân để mọi người có thể đi dạo, tập thể thao. Khu mình ở thường hay chơi đá cầu, chạy tập thể dục quanh sân vào buổi chiều, miễn là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau.

Ban đầu mình thấy 14 ngày rất là dài, nhưng khi vào cách ly kiếm việc để làm mỗi ngày như viết blog, check mail công việc, đọc ebooks. Mình còn tải đủ loại game offline về điện thoại chơi, nên mỗi ngày trôi qua mình cũng không cảm thấy chán và cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi hết cách ly và quay trở lại công việc. Sáng ngày thứ 15, từ sáng sớm tầm 5h30-6h thì xe của bên quân đội đã được đưa vào khu và mọi người được sắp xếp lên xe theo yêu cầu đăng kí của mọi người về các địa điểm như sân bay Đà Nẵng, bến xe Tam Kỳ,...Mọi chi phí vận chuyển đưa đón đều hoàn toàn miễn phí! Mình được đưa đến bến xe Đà Nẵng và bắt chuyến trong ngày để được về nhà luôn.

14 ngày cách ly đối với nhiều người có thể cảm thấy rất mệt mỏi và ám ảnh khi nhắc lại, nhưng có thể đối với một số người như mình lại xem đó là khoảng thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại bản thân, ngẫm lại những gì mình đã trải qua trong suốt hơn một năm ở Đài Loan và về đến Việt Nam cũng như chuẩn bị kế hoạch khởi động các công việc sắp tới.

Nhớ mãi ngày hôm ấy sáng sớm còn ở Đài, thì chiều đã ở tại Việt Nam nên lúc mới về mình cũng chưa tin được là mình đã đặt chân về với quê nhà rồi. Sau khi mình cách ly xong thì mình cũng phải tập trung hoàn toàn vào công việc, rồi khi Tết đến mình mới có thời gian để chỉnh sửa lại nhật kí của mình và tổng hợp gửi tạp chí “Hello Việt Nam” mà mình luôn tin cậy để chia sẻ lại câu chuyện của mình đến mọi người.

Hi vọng câu chuyện chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho những ai có ý định sắp tới đăng kí chuyến bay nhân đạo về Việt Nam, hay những ai còn phân vân, thắc mắc liệu cách ly tập trung có thực sự là nỗi e ngại và lo lắng về dịch vụ, môi trường cách ly. Ở bài viết này, mình chỉ chia sẻ lại những gì mình đã trải nghiệm và hoàn toàn là cảm xúc và ý kiến cá nhân. Lựa chọn đăng ký chuyến bay nhân đạo, chuyến bay thương mại hay vẫn tiếp tục ở lại Đài Loan là do quyết định của mỗi người. Chúc các bạn có năm mới thật nhiều sức khỏe, bình an và gặp nhiều thuận lợi nhé. Những ai vẫn chưa về được mà vẫn đang mắc kẹt tại xứ người và đang đợi chuyến bay thì mình mong các bạn sẽ vẫn giữ vững niềm tin và hi vọng, có thể điều may mắn sẽ đến với mọi người lúc không ngờ nhất thì sao? Chúc may mắn sẽ đến với các bạn sớm nhé.

Trở về

You May Also Like

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Giữa  bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

Giữa bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Cải lương

Cải lương

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới