【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!
Viết:Hello Vietnam
"Rất nhiều người Đài Loan bắt đầu hiểu về Việt Nam!”
Hiện tại, ở Đài Loan có khoảng 200.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, chiếm 1% dân số của Đài Loan.
Con số này đồng nghĩa với việc trong 100 người thì bạn sẽ bắt gặp 1 người Việt Nam, so với cư dân của các quốc gia khác, mối liên hệ giữa Đài Loan và Việt Nam khá khăng khít.
Dù là có mối quan hệ mật thiết như vậy, nhưng dường như những thông tin về Việt Nam ở Đài Loan lại không có nhiều. Ở Đài Loan, chúng ta thường quen với việc gọi những người mang quốc tịch Việt Nam là người Việt Nam, nhưng bạn có biết, Việt Nam là một đất nước với 98 triệu dân, có 54 dân tộc cùng sinh sống, và theo vị trí địa lý thì Việt Nam được chia thành ba miền Bắc - Trung - Nam, ngoại trừ việc sử dụng tiếng Việt là tiếng phổ thông, mỗi nơi lại có nền văn hóa và phong tục khác biệt.
Vậy nên, bạn có thật sự hiểu về con người Việt Nam? Hãy theo bước chân của chúng tôi đến gặp gỡ những người Đài Loan đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội, và lắng nghe chia sẻ của họ, ở một góc độ khác để nhìn về Hà Nội - thủ đô của Việt Nam
“Văn hóa là một món quà vô cùng trân quý”, những bối cảnh văn hóa khác biệt khiến chúng ta có cơ hội để giao lưu và hiểu về nhau. Cho dù là chúng ta ở những hoàn cảnh khác nhau có cơ hội làm quen với những con người đến từ nền văn hóa khác, có ấn tượng tốt hay không tốt, thì lời nói, hành vi hay thái độ của bất cứ ai đều chỉ đều mang tính cá thể, chứ không đại diện cho hình ảnh của một cộng đồng hay một đất nước. Chúng ta, có nên chăng nhìn nhận vào sự việc để đưa ra đánh giá, dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và tôn trọng đối phương?
Nhân vật phỏng vấn:
Họ tên: Quách Triển Đình
Thời gian sinh sống tại Việt Nam: 18 năm
Cùng gia đình đến Việt Nam lập nghiệp, sau đó học tập ở Việt Nam
Muốn chia sẻ điều gì với bạn bè Đài Loan muốn đến Việt Nam: Đến là đúng rồi!
======================Hỏi ngắn đáp nhanh!=======================================
Quốc hoa của Việt Nam là gì?
Hoa sen.
5 món Việt thích ăn nhất?
Phở, bún chả, bánh cuốn, nem, bánh xèo.
Đã từng đến những nơi nào của Việt Nam? Ấn tượng nhất là đâu?
Tôi từng đến miền Trung và miền Nam. Cá nhân tôi thích miền Trung nhất, khí hậu ở miền Bắc không giống miền Trung, miền Nam - có trời xanh mây trắng.
3 lý do yêu mến Việt Nam?
Bởi vì từ nhỏ tôi đã đến đây nên không hiểu biết về Việt Nam nhiều. Sau này đi học và làm việc mới tiếp xúc với nhiều người và nhận thấy ở đây có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, so với Đài Loan thì ở đây quốc tế hóa hơn, có nhiều người nước ngoài và có cơ hội tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau.
Việt Nam mỗi năm đều có những bước tiến mới, vậy nên đối với một đất nước có nhiều tiềm lực như Việt Nam, thì tương lai sẽ có rất nhiều thay đổi (so với Đài Loan).
Thứ ba, ở đây nhịp sống khá chậm, không gấp gáp như Đài Loan.
Hãy chia sẻ bí kíp để qua đường?
Thực ra, mắt cần nhìn bốn phương tám hướng, sau đó tay giơ cao một chút.
Dùng một câu để miêu tả cuộc sống ở Việt Nam?
Hà Nội không vội được đâu.
===============================================================================
Anh có một thời gian dài sống ở Việt Nam, nhất là Hà Nội, anh cảm thấy thế nào về cuộc sống ở đây?
Tôi thấy hiệu suất làm việc ở đây không cao như Đài Loan, nhưng mỗi năm đều tiến bộ.
Điều gì khiến anh khó thích nghi nhất?
Giao thông.
Gần đây có những người Việt trẻ tạo được nhiều dấu ấn tốt đẹp như Hoa hậu Việt Nam hay đội tuyển bóng đá nam. Anh có cảm nghĩ gì về lớp trẻ Việt Nam?
Tôi thấy các bạn trẻ Việt Nam rất tài giỏi, bởi vì trước đây khi đi học tôi ít tiếp xúc với người Việt Nam, nhưng khi bước vào xã hội và đi làm, tôi phát hiện được những bạn trẻ cùng tuổi với tôi, thậm chí nhỏ tuổi hơn tôi đều rất thành công trong sự nghiệp. Cũng vì cơ hội đang đến, tổng thể cả đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, và người trẻ Việt lại rất biết nắm bắt cơ hội.
Đài Loan áp dụng chính sách “Phương Nam mới” với một đất nước năng động trẻ trung như Việt Nam, anh nghĩ hai bên có những cơ hội và thách thức gì?
Tôi thấy là bây giờ Đài Loan mới đến Việt Nam là quá muộn rồi, bởi vì nếu muốn thực hiện chính sách “Phương Nam mới” thì cần phải đến từ sớm hơn nữa. Giống như nhiều bạn bè của tôi là người Hàn Quốc, họ cùng bố mẹ đã đến Việt Nam định cư, làm việc từ rất lâu. Họ được sinh ra, lớn lên, học tập ở Việt Nam. Nên nếu như bây giờ Đài Loan mới bắt đầu chính sách “Phương Nam mới” đã là quá muộn. Hơn nữa, rất khó để tìm được người Đài Loan nói tốt tiếng Việt, bởi vậy chúng ta đã để lỡ cơ hội rồi.