Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam


Trước làn sóng văn hóa Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan trải rộng toàn châu Á, khán giả Việt cũng không khỏi trầm trồ, theo đuổi những bộ phim có thanh có sắc đến từ các nước bạn, và cũng đã từ lâu rồi khán giả Việt mới sục sôi với làn sóng phim Việt đến như vậy.

Từ Chạy trốn thanh xuân về đời sống sinh viên, về thay đổi trong cuộc sống của những người trẻ khi còn trên giảng đường đến khi bước chân vào xã hội; trong Quỳnh Búp Bê là số phận nghiệt ngã của cô gái bị bức hiếp, đẩy vào con đường tăm tối đến khi tìm được lối thoát cho mình; hay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Sống chung với mẹ chồng>như là bức tâm thư thay lời muốn nói của biết bao nàng dâu; sự gay cấn hồi hộp của Người phán xử hay Mê cung đều thu hút được sự theo dõi của người xem, thì như một cú nổ bom tấn trong làn sóng phim truyền hình Việt.

Từ về đời sống sinh viên, về thay đổi trong cuộc sống của những người trẻ khi còn trên giảng đường đến khi bước chân vào xã hội; trong là số phận nghiệt ngã của cô gái bị bức hiếp, đẩy vào con đường tăm tối đến khi tìm được lối thoát cho mình; hay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của như là bức tâm thư thay lời muốn nói của biết bao nàng dâu; sự gay cấn hồi hộp của hay đều thu hút được sự theo dõi của người xem, thì như một cú nổ bom tấn trong làn sóng phim truyền hình Việt.

Từ năm 2014, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thay đổi cơ chế, chính sách - chuyển hóa từ việc được nhà nước đầu tư để sản xuất đến việt tự chủ về kinh tế, doanh thu đến từ lượng xem và các hợp đồng quảng cáo khiến Đài Truyền hình Việt Nam VTV có bước chuyển mình rõ rệt trong việc sản xuất, mang đến những chương trình chạm đến trái tim người xem, nhất là trong mảng phim truyền hình. Những bộ phim trong khung giờ vàng ngày càng được đón nhận, xem vì hay, xem vì thích.

Về nhà đi con vốn dĩ không phải là bộ phim mới, đây là bộ phim remake từ phim được sản xuất từ năm 2013, và được chiếu trên sóng truyền hình từ ngày 8 tháng 4 năm 2019, qua 84 tập nhận được sự dõi theo và ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Điều gì đã khiến nhà nhà xem phim, người người xem phim? 

1/Kịch bản gần gũi: là câu chuyện về đề tài gia đình, xoay quanh những sự việc của gia đình ông Sơn - người đàn ông gà trống nuôi con và ba cô con gái. Vợ ông mất khi sinh người con gái thứ ba, với sự ăn năn, day dứt mà ông ở vậy nuôi con. Người chị cả - Huệ vì thương bố và các em nên khi lớn lên không đi học đại học mà học nghề nấu nướng và phụ giúp bố chăm sóc hai em. Cô con gái thứ hai là Thư, mẫu người thực tế, yêu tiền, ham kiếm tiền - cũng là với mong muốn để bố mình đỡ khổ. Cô em gái út - Dương là cô con gái thông minh nhất nhà, cá tính, bộc trực, hay mâu thuẫn với bố vì khoảng cách thế hệ, và sâu thẳm cô bé mang nỗi ám ảnh bị bố ghét, là đứa trẻ dư thừa - như cái tên mà bố viết trong giấy khai sinh, vì sự có mặt trên đời của cô mà mẹ mới ra đi mãi mãi.

Các diễn biến trong phim được khéo léo thắt nút, mở nút đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, hài trong bi, bi trong hài, đi từ cung bậc cảm xúc này tới cung bậc cảm xúc khác. Ngoài cốt truyện hấp dẫn thì lời thoại cũng là điểm cộng của , đó không phải là những câu thoại trong văn mẫu, mà là những cuộc trò chuyện rất đời thường, tự nhiên như hơi thở.

2/Dàn diễn viên thực lực, diễn xuất tốt, diện mạo đẹp

Trước hết phải kể đến các diễn viên đảm nhận vai trò phụ huynh trong đều là những cây đa cây đề trong nền điện ảnh Việt: NSND Trung Anh và NSND Hoàng Dũng - cặp bài trùng của Người phán xử trong vai hai người bố và diễn viên gạo cội Ngân Quỳnh trong vai mẹ chồng quốc dân. Sự dẫn dắt của những diễn viên lâu năm trong nghề mang đến lối diễn xuất tự nhiên, nhân vật không còn là nhân vật trong cuốn kịch bản, là hiện hữu thành những con người gần gũi trong cuộc sống.

Tiếp đó đến vai diễn với sự tham gia của Thu Quỳnh trong vai Huệ, người đã được khẳng định thực lực qua vai My Sói trong Quỳnh Búp Bê , cô em gái Thư được Bảo Thanh, người đã rất thành công trong Sống chung với mẹ chồng, Ngày ấy mình đã yêu  đảm nhận, và đặc biệt là lính mới trong làng diễn xuất Bảo Hân trong vai Dương đã mang đến sự phá cách của nhân vật.

Cùng với đó là sự xuất hiện của các diễn viên khác cũng đã từng mang đến nhiều cảm tình trên màn ảnh nhỏ, khiến mỗi nhân vật họ đảm nhiệm đều tròn vai, mang đến nhiều sắc màu cho câu chuyện.

Bộ phim là tập hợp về những hình ảnh con người trong xã hội hiện tại của Việt Nam, về người đàn ông yêu vợ nhưng ghen tuông mù quáng, về sự nhẫn nhịn của người phụ nữ trong gia đình cũng có giới hạn, về định hướng của tuổi trẻ không chỉ còn là những công việc đã được sắp đặt sẵn, về chàng trai công tử thì lăng nhăng, về tiểu tam và những cú ghen ngược...

Tuyến nhân vật trong phim được đa dạng hóa về tâm lý, không chỉ phân tuyến thiện - ác, tốt - xấu mà nhân vật nào cũng có những thời điểm vấp ngã, phản tỉnh, làm lại và hướng đến cuộc sống lương thiện.

3/Hiệu ứng truyền thông

Ngoài việc hữu xạ tự nhiên hương, nhà sản xuất có một lộ trình truyền thông đúng đắn cho bộ phim, từ việc sử dụng những đoạn video về cô em Ánh Dương cá tính để gây thu hút cho độc giả từ những tập phim, đến việc tương tác giữa các fanpage của các bộ phim đang chiếu cùng thời điểm, các kênh truyền thông vệ tinh cũng hỗ trợ tối đa để nhiều người dùng mạng xã hội có thể tiếp cận đến bộ phim, rồi dõi theo và chờ đón từng tập phim mới.

Và điều quan trọng nhất khiến bộ phim có được sự yêu thích của khán giả, đó cũng chính là bởi tựa đề của bộ phim: Về nhà đi con. Với bất cứ mỗi ai trong chúng ta, dù là đi xa hay về gần, thì “nhà” cũng là nơi ràng buộc chúng ta với cuộc đời này. Mọi thứ đều có thể thay đổi, duy chỉ huyết thống là điều chúng ta không thể phủ nhận, và hy vọng những người cùng dòng máu với chúng ta ấy chính là nơi chúng ta trở về. Trở về để cùng khóc, cùng cười, cùng sẻ chia, cùng hạnh phúc.

Và với tất cả những đứa con, ai cũng mong chờ một câu nói ấm áp: Về nhà đi con.

Trở về

You May Also Like

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo