[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)


Nguyễn Văn Linh – Người đặt viên gạch đổi mới

Nguyễn Văn Linh có tên thật là Nguyễn Văn Cúc, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Ông sinh ra tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nhưng phần lớn quá trình hoạt động cách mạng của ông diễn ra tại Miền Nam. Ông trải qua các chức danh Bí thư Đặc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Sau khi miền Nam được giải phóng, ông đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Linh là người đấu tranh chống cái cũ, cái trì trệ trong điều hành quản lý. Ông chính là người đi đầu trong xóa bỏ các chính sách “Ngăn sông cấm chợ”, đưa ra những thay đổi trong Đảng nhằm hướng đến một công cuộc cải tạo nền kinh tế quan liêu bao cấp theo cơ chế điều hành cũ. Ông đã tiến hành những thí điểm cải tổ kinh tế đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh khi đang đương nhiệm Bí thư Thành ủy tại đây. Nguyễn Văn Linh đã đưa ra những cơ chế quản lý điều hành mới cho các doanh nghiệp nhà nước tại đây. Tháng 7/1983, khi các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam gồm Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, ông đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt". Ông cùng một số giám đốc cơ sở làm ăn có lãi trực tiếp gặp 3 vị lãnh đạo để đề đạt nguyện vọng và mời họ đi thăm cơ sở chế biến tơ tằm, xí nghiệp chè của thành phố tại Bảo Lộc. Ngày hôm sau, ông đã trình bày những tâm tư về một công cuộc cải cách toàn diện cho kinh tế - chính trị Việt Nam với những vị lãnh đạo này. Tuy nhưng thay đổi tại TP. Hồ Chí Minh chưa phải là những thay đổi trên diện rộng và toàn diện nhưng đó là những bước đi đầu tiên thử nghiệm để sau này trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam ông đưa ra những quyết sách nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế mới, mở ra công cuộc đổi mới - bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Khoán 10 do ông chủ trì là một cú hích mạnh mẽ với nền nông nghiệp Việt Nam khi Việt Nam chuyển mình từ một nước thiếu ăn, thiếu đói thành nước xuất khẩu gạo.

Trên bất kì nhiệm vụ nào, Nguyễn Văn Linh luôn khao khát cải cách, thay đổi nhưng hơn thế nữa là gần dân. Trong thời kỳ của mình ông đã đi đầu trong công cuộc bài trừ quan liêu, đặc quyền đặc lợi khi từ chối những quyền lợi đặc biệt của lãnh đạo cấp cao. Nguyễn Văn Linh đã lèo lái con tàu Việt Nam qua những năm tháng khó khăn nhất trong những biến chuyển ghê gớm của lịch sử đương thời nên xứng đáng được ghi nhận như một trong những nhân vật tiêu biểu đặt nền móng cho thời kỳ đổi mới của Việt Nam.

Võ Văn Kiệt – Người đổi mới

Ông sinh ra tại Vĩnh Long thuộc Miền Tây Nam Bộ, tham gia phong trào chống Pháp từ khi còn rất trẻ. Sau khi hiệp định Geneve về chia cắt Việt Nam được ký kết, ông nắm giữ nhiều trọng trách như Bí thư khu Sài Gòn – Gia Định, ủy viên Trung ương Cục Miền Nam. Sau ngày miền Nam thống nhất, ông đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch Ủy ban Nhân dân rồi Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh. Ông là Thủ tướng Chính phủ từ năm 1991 đến năm 1997.

Võ Văn Kiệt chính là tổng công trình sư công cuộc mở cửa và đổi mới của Việt Nam. Trong những năm tháng kinh tế Việt Nam chịu đựng những khó khăn thách thức hết sức to lớn do chiến tranh và cấm vận kinh tế, cùng với đó là những chính sách không phù hợp khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, Sáu Dân – Võ Văn Kiệt đã đứng đầu công cuộc cải cách chính sách với các quyết sách vô cùng đúng đắn để mở cửa tháo rào đưa kinh tế Việt Nam cất cánh. Thủ Tướng Võ Văn Kiệt là người đứng đầu chỉ đạo các dự án kinh tế trọng điểm làm cơ sở phát triển cho đất nước mà đến thời điểm hiện nay có thấy được giá trị như: Đường dây 500KV Bắc Nam và dự án kênh T5 tại vùng Tứ Giác Long Xuyên.

Đường dây 500KV Bắc Nam là đường dây truyền tải điện siêu cao áp đầu tiên tại Việt Nam với chiều dài 1.487 km được kéo dài từ thủy điện Hòa Bình đến Thành Phố Hồ Chí Minh. Những năm đầu thập niên 90, sau chủ trương đổi mới mở cửa nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng đặc biệt là khu vực Miền Nam. Tuy nhiên thực trạng thiếu diễn ra thường xuyên tại khu vực này và cả miền Trung, trong khi đó Miền Bắc lại dư thừa điện năng. Điều này đòi hỏi phải xây dựng một đường dây truyền tải điện siêu cao áp nối miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên có những ý kiến đánh giá khác nhau cả trong và ngoài nước về tính khả thi và tầm quan trọng của dự án, cuối cùng với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, qua làm việc với các tổ nghiên cứu khác nhau, ông đã chỉ đạo thực hiện dự án này. Dự án được thực hiện từ năm 1992 đến năm 1994 và là một thành công to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Trình trạng thiếu điện tại miền Trung và miền Nam được giải quyết đồng thời hệ thống điện Việt Nam được quy về một mối thống nhất.

Dự án kênh T5 là dự án thoát lũ cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đặc biệt là vùng Tứ Giác Long Xuyên. Công trình này đã giải quyết được thực trạng lũ lụt theo mùa hàng năm gây thiệt hại nghiêm trọng cho đồng bằng Sông Cửu Long đồng thời khai phá nhiều vùng đất phèn, ngập mặn trong khu vực này trở thành vùng phát triển nông nghiệp trù phú. Trước đây khu vực Tứ giác Long Xuyên thường xuyên ngập mặn chỉ có thể khai thác 1 vụ 1 năm nhưng nhờ có dự án kênh T5 đã biến đổi khu vực này trở nên phù hợp để trồng 2 tới 3 vụ 1 năm. Người dân đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay vẫn có một ngày được gọi là ngày giỗ Võ Văn Kiệt để ghi nhớ công ơn của ông trong việc biến vùng đất phèn hoang hóa nơi đây thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước. Năm 2009 để tưởng nhớ ông, Ủy ban Nhân dân quyết định đổi tên kênh T5 thành kênh Võ Văn Kiệt.

Để có được những quyết sách đúng đắn cho sự phát triển của đất nước, ông đi sâu và lắng nghe tâm tư của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó ông thường xuyên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Trong thời kỳ làm Thủ tướng Chính phủ, ông đã cho lập nhóm chuyên gia tư vấn kinh tế được gọi là nhóm thứ 6 gồm cả các chuyên gia từng làm việc cho chế độ miền Nam trước đây.

Võ Văn Kiệt cũng luôn đau đáu nỗi lòng về hòa giải dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn còn đó những vết thương chưa lành trong tâm can mỗi con người Việt. Những bất đồng, thù hận giữa người Việt với nhau vẫn ngăn cản đất nước phát triển. Ông là người đi đầu trong công cuộc hòa giải dân tộc với các phát biểu mang tính thời đại như: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...”

Trong thời kỳ điều hành của ông, Việt Nam cũng đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, trở thành thành viên chính thức của Asian. Đó chính là những dấu mốc đầu tiên của Việt Nam trong việc hội nhập với quốc tế. Võ Văn Kiệt xứng đáng là một nhà lãnh đạo đổi mới, người đã kiến tạo một chương mới cho lịch sử phát triển dân tộc, tạo tiền đề cho Việt Nam bước lên khỏi đói nghèo, lạc hậu và bước đầu hội nhập trở lại với kinh tế thế giới.

Phan Văn Khải – Thủ Tướng Cải cách và Hội nhập

Nguyễn Văn Khải tên thường gọi là Sáu Khải, là Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006. Ông sinh ra tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Sài Gòn. Năm 1954 ông tập kết ra miền Bắc sau đó ông sang Liên Xô học Đại học Kinh tế tại Moskva. Sau ngày đất nước thống nhất, ông đảm nhiệm các chức vụ bao gồm: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Thủ tướng trước khi trở thành Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào năm 1997.

Ông chính là vị thủ tướng có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển. Trên cương vị là người đứng đầu chính phủ ông đã đưa ra các chính sách để giảm bớt những rào cản dành cho kinh tế tư nhân và tạo động lực cho khu vực kinh tế này cất cánh.

Trước kia, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có đủ 35 chữ ký và 32 con dấu, thậm chí một người thu gom phế thải phải xin phép Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh 3 tháng một lần. Nhờ có luật doanh nghiệp mà ông chủ trì đã tạo ra bước đột phá, loại bỏ những rào cản hành chính, thủ tục cho các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Thủ tướng Phan Văn Khải ký bãi bỏ 268 giấy phép con của các bộ, loại bỏ gần một nửa tổng số giấy phép con tồn tại vào thời điểm đó. Trong thời kỳ ông lãnh đạo Chính phủ, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trở thành trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

Ông cũng chính là người đứng đầu và có vai trò quan trọng trong việc gia nhập WTO của Việt Nam. Đây là một bước đi vô cùng quan trọng với nền kinh tế Việt Nam khi kể từ đây sản phẩm Việt Nam đã được tham gia một sân chơi toàn cầu và bình đẳng trước hàng hóa khác trên toàn thế giới. Trong thời kỳ đương chức của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Việt Nam và Hoa kỳ cũng đã hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA). Năm 2006 ông có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đầu tiên sang thăm Hoa Kỳ, mở ra một chương mới và quan trọng trong ban giao hai nước.

Trở về

You May Also Like

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới