【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)


Giới thiệu series: Việt Nam là quốc gia có biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng từ khi Covid-19 xuất hiện và lan rộng mạnh mẽ thì Việt Nam vẫn luôn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, để có được điều đó là bởi nhiều quyết định và chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam, trong đó có việc cách ly tập trung. Và, mời quý vị độc giả cùng Hello Vietnam tìm hiểu, cuộc sống 14 ngày cách ly tập trung là như thế nào nhé!

Thông tin tác giả: Lynn là một cô gái đang theo học khóa tiếng Anh tại Philippines, do tình hình dịch bùng phát và trường học tạm dừng khóa học nên sau cùng, Lynn đã quyết định trở về quê hương - Việt Nam.

“Một căn phòng sáng sủa, tràn nắng, mát rượi bởi những làn gió ùa vào qua khung cửa sổ mở rộng; sàn nhà sạch sẽ, thoang thoảng hương hoa; ở nơi ấy, mình có thể nằm lười cả ngày, nghe nhạc, đọc truyện, xem phim, khi buồn chán lại ngủ vùi…”

Đó luôn là hình dung của mình về một kỳ nghỉ xả hơi trong mơ, không đa dạng hay sôi động, chỉ cần được lười biếng và tùy hứng vậy là đủ. Cứ đi làm vài năm, mình sẽ có một kì nghỉ như thế. Và lần này, dù không cố tình, mình lại được tận hưởng những ngày hạnh phúc của cuộc sống “sâu gạo” đích thực trong khu cách ly ký túc xá trung cấp luật Vị Thanh, Hậu Giang, cách Hà Nội gần 2000km. 

Phải nhắc lại một chút tình huống hiện giờ: mình đang trong thời gian cách ly 14 ngày theo yêu cầu của Chính phủ dành cho mọi công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về, giữa thời điểm công cuộc phòng chống dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn căng thẳng. Hôm nay là ngày thứ 6, tin vui vừa đến là toàn bộ hành khách trên chuyến bay “giải cứu” từ thành phố Cebu, Philippines về Cần Thơ của chúng mình đều có kết quả âm tính. Trước đó, rất nhiều người thân, người quen đã nhắn tin động viên mình vì lo lắng cuộc sống cách ly sẽ thiếu thốn hay tù túng. Vì thế, mình rất muốn viết những dòng này, chia sẻ những điều vụn vặt nhưng vui vẻ ở đây để mọi người yên tâm rằng mình hoàn toàn hạnh phúc với cuộc sống được nhà nước “bao nuôi” nhé 

Sáng, 7:15 

Một ngày của chúng mình thường bắt đầu bằng tiếng gõ cửa và giọng nói quen thuộc: “Dậy thôi em ơi, đến giờ đo nhiệt độ rồi!” Hai hôm đầu, có lẽ còn lạ chỗ và thính ngủ nên mình tỉnh dậy rất nhanh, hơi luống cuống và hồi hộp đứng đợi anh bác sĩ vào làm nhiệm vụ như đợi cô giáo gọi lên kiểm tra miệng vậy. Nhưng từ ngày thứ ba trở đi, mọi thứ trở nên quen thuộc thành phản xạ. Ví dụ sáng nay, mình bật dậy khỏi gối, ngồi nguyên trên giường, mắt lim dim chưa tỉnh ngủ, chỉ đợi anh bác sĩ đo xong sẽ nằm vật xuống ngủ tiếp. Thế mà lúc anh ấy thương tình nhắc: “Ngủ tiếp đi em!”, mình buồn cười quá lại chẳng thể ngủ được nữa. 

Mình lục tục ra khỏi giường, tiến hành vệ sinh cá nhân. Trong khu cách ly, điều chúng mình không thiếu nhất chính là thời gian. Do đó, một chu trình dưỡng da cầu kỳ cũng được hoàn thành tỉ mỉ và vui vẻ, không cần phải vội vàng vì lo muộn giờ đi làm nữa. Thêm một bước súc họng là hoàn thành “thủ tục” buổi sáng. Súc họng mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) là thói quen của mình từ khi kéo vali sang Philippines du học. Có lẽ vì xa nhà nên mọi thứ càng phải cẩn thận hơn, nhất là với những người hay gặp rắc rối về tai mũi họng như mình. 

Sáng, 7:30

Tương đối đúng giờ, cứ khoảng 7h30 sáng là sẽ có người đứng dưới sân bắc loa gọi với lên 3 tầng lầu: “Anh chị em ơi, đến giờ ăn sáng rồi!”, hoặc có những hôm rất dễ thương thì: “Bà con ơi, xuống ăn sáng nha!” Chất giọng miền Tây thuần phác ấy chúng mình sẽ nhớ lắm khi kết thúc 14 ngày cách ly đấy! Anh ấy tên là Trí, còn gọi là Trí “Cua” - ảnh bảo chúng mình gọi vậy. Anh Trí Cua là nhân viên phụ trách khu vực canteen của trường Trung cấp Luật Vị Thanh. Hiện nơi đây được tận dụng làm khu cách ly nên anh Trí cũng được điều động trở thành người phụ trách cơm ăn 3 bữa cho hơn 50 con người xa nhà này. 

Có lẽ số lượng người ở đây là thấp nhất so với những khu vực cách ly khác quanh Cần Thơ nên chúng mình cũng được tạo điều kiện tốt hơn. Số điện thoại anh Trí Cua được dán ở đầu cầu thang mỗi tầng để giúp đỡ chúng mình mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết, và cả đồ ăn nữa, nên cuộc sống cách ly ở đây đầy đủ và náo nhiệt hơn mọi người tưởng tượng nhiều.

Mới ở đây được 6 ngày nhưng mình đã được thưởng thức 4 món ăn sáng là bánh mì thập cẩm, bánh bao nhân xá xíu trứng muối, xôi thập cẩm và bún trộn. Với những du học sinh xa nhà (dù chỉ mới 2 tuần như mình) thì đây quả thực là hương vị quê hương rồi. Mình xin được thiên vị bánh mì một chút vì đây là món mình thấy ngon nhất. 

Sáng, 8:00

Nếu có điều gì khiến chúng mình phải lăn tăn về khu cách ly này thì chính là sự xuất hiện của muỗi và những con gì đó bu kín màn mỗi khi sẩm tối và chết như ngả rạ mỗi sáng, để lại “hiện trường” tương đối phiền phức. Nhưng cũng vì lẽ đó nên chúng mình lại tạo thành thói quen quét tước, lau dọn phòng ốc và hành lang mỗi sáng. Có lẽ những bà mẹ ở nhà hẳn sẽ thấy vô cùng xúc động vì khi xa gia đình, hóa ra con mình cũng chăm chỉ và đảm đang hơn mình nghĩ. Gửi các mẹ thân yêu: thực ra chúng con đều có thể tự làm rất nhiều thứ và lo liệu cuộc sống rất tốt, chỉ là khi ở với bố mẹ, được nuông chiều thì chúng con sẽ ỷ lại một chút thôi. 

Thường thì buổi sáng sẽ là khoảng thời gian mình dành để giặt giũ, nhưng không cố định. Bởi lẽ điều này còn phụ thuộc vào việc chiếc chậu duy nhất mà chúng mình có có “rảnh” không nữa. 3 phòng là 8 chị em cùng chia sẻ rất nhiều đồ đạc chung như chổi, cây lau nhà, chậu… vì thế, từ những người xa lạ ban đầu, chúng mình đã nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau hơn. Do đó, cuộc sống ở khu cách ly cũng trở nên vui vẻ và dễ chịu hơn nhiều so với dự đoán của mình

Trưa, 11:00

Buổi sáng trôi qua rất mau, vì 11 giờ đã nghe thấy thông báo xuống nhận phần cơm trưa. Như một phản xạ, cứ ra khỏi phòng là chúng mình lại đeo khẩu trang vào, sau đó háo hức xuống xem hôm nay mình sẽ được ăn gì. Món ăn được lặp lại nhiều nhất ở đây là cá. Có cá rán hoặc cá kho; có hôm là cá nục, cá diêu hồng, cá trê, cá rô phi, cá ngừ… vô cùng đa dạng. Những hôm đầu, các bạn ở đây đều vô cùng thích thú bởi hầu hết mọi người đều là du học sinh trở về từ Cebu, Philippines – một thành phố ven biển nhưng kì lạ là bữa ăn thường ngày không hề có món cá. Ngoài ra thì chúng mình còn có một vài món ăn đổi vị khác như đùi gà chiên mắm, tôm rang, gà hoặc vịt kho. Những món ăn này mang hương vị ẩm thực miền Tây với vị ngọt đặc trưng của mì chính hoặc đường, thể hiện rõ nhất trong những món canh ăn kèm. Những món mặn rất hợp khẩu vị mình, còn canh thì hơi ngọt một chút. Với những ai kén ăn hơn thì cũng không quá lo lắng, bởi lẽ được sự hỗ trợ từ anh Trí Cua, mọi người có thể đặt một số đồ ăn mang về. Còn trong nhóm mình, nhiều bạn còn mới sang Philippines học được 1-2 tuần đã phải trở về, nên trong hành lý còn nguyên khô gà, mắm tép… tận dụng luôn trong hoàn cảnh này thật vô cùng hợp lý.

(Còn tiếp)

Trở về

You May Also Like

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới