[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)


Gần 200 năm kể từ ngày Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng nhằm đô hộ Việt Nam, gần 100 năm dưới ách đô hộ của chính quyền Thực dân, người Việt đã qua bao cuộc tranh đấu để giành lấy nền độc lập cho nước nhà. Sau ngày độc lập, người Việt đã tiến hành công cuộc xây dựng chính quyền mới, xóa bỏ những tàn tích bất công, của chế độ thực dân cũ. Tuy nhiên những công trình văn hóa, nghệ thuật do người Pháp xây dựng trước đây vẫn được người Việt hết sức quý trọng và giữ gìn. Hãy cùng Hello Việt Nam khám phá những dấu ấn nghệ thuật mà người Pháp lưu dấu lại Việt Nam.

1. Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn.

Tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt, có thể chịu tải trọng tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trong. Nội thất bên trong được thiết kế gồm một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m, chiều cao của mái vòm là 21m. Với thiết kế này, thánh đường có sức chứa có thể đạt tới 1.200 người.

Các bàn thờ ở bên trong đều được khắc tinh tế bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gothic tôn nghiêm và trang nhã.

Công viên là khuôn viên bên ngoài mặt trước tòa thánh đường. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, do điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân và đất nước Việt Nam.

2. Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ dài 64,5m, rộng 20,5m và hai tháp chuông cao lớn 31m. Điều đặc biệt là nhà thờ được xây dựng rất nhanh, chỉ 4 năm đã hoàn thành (1884-1887). Trong khi, các nhà thờ bên châu Âu xây dựng rất chậm, có khi cả mấy chục năm đến cả trăm năm mới hoàn thành vì đợi công sức quyên góp của người dân.

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng bởi kinh phí của 2 đợt quyên góp xổ số lớn. Người có công xây dựng nhà thờ là Giám mục Puginier (1835-1892). Nhà thờ được xây dựng bằng các nguyên liệu sẵn có trong nước như gạch nung và trát bằng giấy bổi, một số nguyên liệu quan trọng được đưa từ bên Pháp sang như hệ thống kính màu, các quả chuông, tượng thánh...

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

3. Nhà Hát Lớn Hà Nội

Vào năm 1899, Hội đồng Thành phố dưới sự chủ tọa của Công sứ Hà Nội Richard đã đề nghị lên Toàn quyền Đông Dương, xin xây dựng một nhà hát cho thành phố. Vị trí lựa chọn là khu vực đầm lầy thuộc hai làng Thạch Tần và Tây Luông. Đồ án thiết kế được xét duyệt là của hai kiến trúc sư người Pháp Broyer và V. Harley, họa theo hình dáng nhà hát Opéra Garnier nổi tiếng ở Paris. Trong công đoạn xây cất thì có sự tham gia của kiến trúc sư François Lagisquet chỉnh trang sửa chữa thêm họa đồ.

Mãi đến năm 1911, Nhà hát lớn Hà Nội mới hoàn thành sau. Đây là tuyệt tác nghệ thuật của người Pháp. Nó hoàn hảo đến từng chi tiết, xứng đáng là không gian thưởng thức âm nhạc bậc nhất Đông Dương. Nhà hát lớn không chỉ nổi tiếng về kiến trúc xây dựng, vượt lên trên tất cả, đây là nơi tiếp xúc văn hóa đầu tiên giữa 2 quốc gia Pháp - Việt. Nhà hát lớn Hà Nội sở hữu vẻ đẹp có một không hai. Có chăng đây là sự uy nghi, cổ kính, pha chút hiện đại, tinh tế. Chỉ nhìn bên ngoài thôi, cũng đủ thấy Nhà hát lớn hiên ngang, oai hùng đến mức nào. Du khách Quốc tế cho rằng: Công trình này có sự giao thoa giữa 2 phong cách: châu Âu và châu Á, cụ thể là Pháp và Việt Nam.

4. Nhà Hát Lớn Sài Gòn

Nhà hát lớn Sài Gòn được khởi công xây dựng từ năm 1898. Ðầu năm 1900, nhà hát được khánh thành trọng thể. Mặt tiền của nhà hát được trang trí bằng nhiều tượng và tượng đắp nổi theo kiểu cách kiến trúc thời bấy giờ. Dự án sửa đổi đã được thực hiện vào năm 1943, sau đó mặt tiền nhà hát được sửa chữa lại như ta thấy ngày nay.

Kiến trúc của nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam Cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp, mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc.

5. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886 - 1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Mặt tiền của bưu điện có kết cấu hình khối với các vòm cung phía trên các khe cửa. Hệ thống cột, trụ chính, trụ phụ, mái hiên đều có kết cấu hình vuông. Đặc biệt, trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn, phù điêu công phu và tỉ mỉ. Đặc điểm ấn tượng khi khám phá bên trong bưu điện trung tâm Sài Gòn là những mái vòm lớn ở cửa chính, dọc trần. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Trên vòm tiền sảnh treo hai tấm bản đồ nói về lịch sử hình thành hệ thống viễn thông Sài Gòn: tấm bên phải là bản đồ Sài Gòn và các vùng lân cận năm 1892, tấm bên trái là bản đồ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936.

Chính giữ bưu điện có bốn dãy bàn gỗ lớn được xếp dọc để phục vụ người dân có nhu cầu khai báo, ghi chép thư từ, bưu phẩm. Bưu điện trung tâm Sài Gòn hoạt động bình thường vào tất cả các ngày trong tuần, phục vụ khách du lịch và người dân thành phố các dịch vụ liên lạc hiện đại cũng như nhiều dịch vụ truyền thống. Tiêu biểu của các dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, văn hóa lưu niệm, điện hoa, phát chuyển nhanh…

(còn nữa)

Trở về

You May Also Like

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới