[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)


Gần 200 năm kể từ ngày Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng nhằm đô hộ Việt Nam, gần 100 năm dưới ách đô hộ của chính quyền Thực dân, người Việt đã qua bao cuộc tranh đấu để giành lấy nền độc lập cho nước nhà. Sau ngày độc lập, người Việt đã tiến hành công cuộc xây dựng chính quyền mới, xóa bỏ những tàn tích bất công, của chế độ thực dân cũ. Tuy nhiên những công trình văn hóa, nghệ thuật do người Pháp xây dựng trước đây vẫn được người Việt hết sức quý trọng và giữ gìn. Hãy cùng Hello Việt Nam khám phá những dấu ấn nghệ thuật mà người Pháp lưu dấu lại Việt Nam. (Tiếp phần 1)

6. Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ điển mang tính biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Theo nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng, tòa nhà này lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng. Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau ngày thống nhất, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Kiến trúc của tòa nhà mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng. Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu baroque và rococo, cửa sắt kiểu art - nouveau... 30m mặt tiền trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940) như tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu... Các chi tiết trang trí mang độ tinh xảo cao.

Chính giữa mặt tiền là hình tượng nữ thần Marianne bác ái đặt ở trọng tâm dưới tháp chuông và trên trán tường tòa nhà. Marinanne trong tư thế và trang phục Phrygia, gần giống với tượng nữ thần chiến thắng Samothrace, tà áo bay linh động hài hòa với tất cả chi tiết trong cụm điêu khắc. Hình ảnh đứa trẻ chế ngự hai con sư tử ách chung với nhau cũng nhằm thể hiện thuộc tính về sự bác ái.

Trên trán tháp bên phải là Marianne của tự do với tay dựng thanh gươm (biểu tượng công chính) và tấm bia luật, chim câu hòa bình đậu trên mũ tự do Phrygia. Một nhánh cọ biểu tượng cho sự chiến thắng, còn khẩu đại bác và cây súng dưới chân nhắc đến cuộc cách mạng Pháp. Marianne ngực trần như nữ thần tự do trong tranh của Delacroix.

Trên trán tháp bên trái là Marianne bình đẳng, đội vành nguyệt quế, sau lưng là cụm olive tươi tốt, tay cầm cuộn sách có trục, bên dưới là cây tích trượng của thần Hermes (tượng trưng sự truyền tin, hướng dẫn và cứu chữa), dưới chân là đống lúa mì với cái liềm gặt.

7. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Hình ảnh đồng hồ ở cửa Nam của ngôi chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, với nguồn gốc ban đầu là nơi nhóm họp của các tiểu thương bán hàng trên phố gần sông Sài Gòn. Tháng 2/1859 người Pháp đánh thành và chợ bị thiêu rụi. Sau đó, họ cho xây dựng lại khu chợ mới bằng gạch, sườn gỗ và lợp mái tranh. Sau 3 năm thi công, ngày 28, 29 và 30 tháng 3/1914 lễ khánh thành chợ Bến Thành diễn ra với xe bông, pháo hoa, thu hút hàng trăm nghìn người đến tham gia. Trải qua hai lần tu sửa, đến năm 1911 thực dân Pháp chính thức đập và xây mới hoàn toàn. Năm 1870, chính quyền thuộc địa Pháp chính thức đặt tên khu vực này là Les Halles Centrales (tức Chợ Trung tâm). Chợ được dời vào một tòa nhà mới vào năm 1912 với tên gọi mới là Chợ Bến Thành.

Năm 1952, nhà thầu tu sửa chợ Bến Thành từ Sài Gòn lên Biên Hòa đặt xưởng mỹ nghệ Biên Hòa làm 12 bức phù điêu, bức lớn có kích thước 2,2 x 1,5m; bức nhỏ 2,0 x 1,4m về đặt nơi bốn cửa chợ. Họa sĩ Lê Văn Mậu được giao sáng tác theo đơn đặt hàng, đã được sự giúp đỡ của những người thầy và những nghệ nhân lành nghề tại xưởng mỹ nghệ Biên Hòa như: Sáu Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chủ Thạch, anh Tóc... Các bức phù điêu được nung tới độ vật liệu kết dính thành khối. Vào thời kỳ đó hiếm có hóa chất nhập khẩu dùng cho ngành gốm, màu men dùng cho sản phẩm gốm được nghệ nhân pha chế từ nguyên liệu gốc là đồng với nguyên liệu lấy từ thiên nhiên để cho ra một hợp chất theo ý muốn, gọi là “men ta”. Còn men nhập cảng gọi là “men tàu”, vì chúng được vận chuyển bằng tàu. Dòng sản phẩm gốm Biên Hòa một thời nổi tiếng Đông Dương cũng chính từ cách pha chế truyền thống này. Tuy nhiên do nung bằng củi, lửa trong lò không đều nên màu men trên cùng một sản phẩm có màu sắc đậm nhạt khác nhau tạo nên nét rất hiếm thấy trên các dòng sản phẩm gốm hiện thời. Sau trận lũ lụt Nhâm Thìn (1952), ba ông Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng) và Võ Ngọc Hảo được xưởng mỹ nghệ Biên Hòa cử lên Sài Gòn để gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành. Mỗi cửa gắn ba bức, một bức lớn ở trên và hai bức nhỏ ở dưới. Tại bốn cửa chợ gắn phù điêu mang biểu tượng: cá đuối với nải chuối (cửa Tây), con vịt xiêm với nải chuối (cửa Bắc), bò với heo (cửa Đông), đầu bò với cá chép (cửa Nam).

8. Nhà Thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định là một nhà thờ Công giáo tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Khoảng năm 1863, Giám mục Wibaux bắt đầu cho xây dựng một ngôi thánh đường (cũ) tại địa điểm nhà thờ Tân Định hiện nay. Trước đây, giáo dân vẫn tụ họp dâng lễ trong ngôi Nhà nguyện cũ vách ván, cột gỗ. Ngày 17/4/1864, Nhà thờ Tân Định xây xong.

Nhà thờ mới được khởi công vào năm 1870 do sự vận động của Giám mục Eveillard và khánh thành vào ngày 16/12/1876.

Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6m có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3m. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

9. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngày 18/2/1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương. Để mua lại số cổ vật này, ngày 17/6 cùng năm, Hội Nghiên cứu Đông Dương xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng nhằm trả lại số tiền 5 hội viên đã cho mượn với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong. Sau khi hoàn tất công việc mua lại số cổ vật của Holbé, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).

Chuẩn theo đề nghị, ngày 28/11/1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Pacha Đa Lagos ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ.

Ngày 16/5/1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam.

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền mới cho đổi tên Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu.

Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cách tân, do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm từ năm 1926 đến năm 1928. Phần giữa Bảo tàng có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau.

Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.

10. Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville từ Bến Nhà Rồng để bắt đầu hành trình cách mạng của mình khắp năm châu.

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales. Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4/3/1863, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries maritimes cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.

Gần cuối năm 1899, hãng được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42m. Bến này cách bến kia 18m. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba. Năm 1919, hãng được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3/1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430m. Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra.

Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Phía hai đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I. (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn. Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa, hãng đổi tên lại thành Messageries maritimes. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu "Đầu ngựa" hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn "Mỏ neo" tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó dân gian còn gọi là hãng Đầu Ngựa. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.

Trở về

You May Also Like

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Giữa  bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

Giữa bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Cải lương

Cải lương

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới