[Thôn mới Trung Trinh] - Dấu vết người lính
Viết:Hello VietNam
Ban đầu, Thôn mới Trung Trinh「忠貞新村」 tại Long Cương (Đào Viên, Đài Loan) là một ngôi làng nơi lực lượng du kích vùng biên giới Myanmar và Vân Nam (Trung Quốc) rút quân về Đài Loan. Hiện nay, nơi này là khu vực tập trung các món ăn Vân Nam đặc sắc và bản sắc văn hóa đặc biệt. |
Tên gọi thôn mới Trung Trinh và lịch sử vùng đất
Thôn mới Trung Trinh nằm ở ngã ba của quận Trung Lịch (中壢, Zhongli), Bình Trấn (平鎮, Pingzhen) và Bát Đức (八德, Bade) thuộc thành phố Đào Viên, Đài Loan. Đây là nơi các binh lính đã chiến đấu trong chiến tranh ở ngã ba Myanmar, Vân Nam và Thái Lan tập trung về và được ví như một “tam giác vàng” thu nhỏ ở Đào Viên.
Lực lượng du kích vùng biên giới Myanmar có nhiệm vụ bảo vệ và hộ tống hàng hóa
từ Myanmar sang Thái Lan, đây là một đội quân đặc nhiệm được ít người biết đến.
Vào năm 1949, sau khi cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản kết thúc, Chính phủ Quốc dân Đảng đã chuyển đến Đào Viên. Những thành viên trong đội du kích không có cách nào để liên lạc với Chính phủ Quốc dân Đảng, buộc phải tự mình kiếm tiền nuôi thân với công việc bảo vệ, hộ tống hàng hóa từ Myanmar đến Thái Lan và chờ cơ hội để đến Đài Loan. Những thành viên cốt cán của lực lượng này gồm có người bản địa Vân Nam, người dân tộc thiểu số vùng biên giới, Hoa kiều Myanmar và Hoa kiều Thái Lan, tuy có quê quán, xuất thân khác nhau nhưng họ luôn hướng đến Đài Loan với lòng trung thành tuyệt đối.
Trong khoảng sau 1949 đến trước 1953, lực lượng du kích này là mối đe dọa cho chính phủ Myanmar và Thái Lan nên đã có những cuộc càn quét và có các bài báo đưa tin về hoạt động của đoàn du kích. Những bài báo này đã thu hút sự chú ý của Chính phủ Quốc dân Đảng, tướng Lý Di đã phát hiện đó chính là đội quân dưới trướng của mình và tìm cách liên lạc với quân đoàn.
Khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (1953 ~ 1961), lực lượng du kích này đã hỗ trợ quân đội Mỹ mở nhiều cuộc tấn công ở Vân Nam và giảm bớt áp lực cho lực lượng Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên.
Sau chiến tranh, một số sĩ quan và binh lính cùng người thân của họ đã liên tiếp phải rút lui khỏi Vân Nam (Trung Quốc) và được đưa vào một số làng quân sự như Long Đàm (龍潭, Longtan), Bình Đông (屏東, Pingtung) và Cao Hùng (高雄, Kaohsiung), Trong đó, số lượng đông nhất gồm hơn 7.000 người, đa phần là người dân đến từ tỉnh Vân Nam, tập trung tại Trung Trinh (忠貞, Zhongzhen), Đào Viên. Lực lượng du kích Myanmar đặt tên cho nơi này là Thôn mới Trung Trinh.
Sau khi chiến tranh kết thúc, những người Vân Nam ở Thôn mới Trung Trinh bắt đầu an cư lạc nghiệp. Người nhà và con cháu của họ từ Vân Nam đến Đài Loan ngày càng đông, tạo nên một cộng đồng cư dân đông đúc. Họ bắt đầu mở trường học, lập nghiệp, dân số ngày càng tăng thêm.
Ngoài người Vân Nam thì sự hiện diện của người Myanmar, Thái Lan đã góp phần tạo nên một cộng đồng văn hóa đặc sắc với những nền văn hóa khác biệt.
Những năm gần đây, những chính sách của chính phủ và thành phố Đào Viên đã thúc đẩy việc bảo tồn và mở rộng nền văn hóa đặc sắc ở Long Cương. Bằng những hoạt động văn hóa ẩm thực như Cương “Lễ hội mì cán Long Cương”, giới thiệu về món mì cán đặc sản của vùng Vân Nam khiến những nét đặc trưng của Long Cương càng được quảng bá rộng rãi hơn.
Nếu có dịp ghé thăm Đào Viên, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món như mì cán (龍岡米干), mì qua cầu (過橋米線), bánh bột lớn (大薄餅), váng sữa chiên (乳扇); khoai lang kén (炸紫米粑粑)....
Đọc thêm món ngon Long Cương, tại: Mì qua cầu - Tâm tình người vợ
Đọc thêm món ngon Long Cương, tại: Mì cán Long Cương - Hương vị của kí ức
Đọc thêm món ngon Long Cương, tại: Mát lành bát bột đậu