Sống trong thời đại smartphone


Điện thoại di động thông minh - smartphone đã thay thế gần như tất cả những thiết bị, dụng cụ mà con người có thể mang được đi đâu bất cứ lúc nào. Smartphone là một cuốn sổ nhỏ, máy ảnh, một chiếc máy dự báo thời tiết, một công cụ để gọi xe hay đồ ăn và là bất cứ thứ gì mà người sử dụng muốn. Khả năng đáng sợ của smartphone là nó dễ dàng thay thế cảm xúc, thay thế thói quen lẫn cách giao tiếp của con người ngày nay đã có một chuẩn mới do smartphone thiết lập. Nhưng liệu đó có phải là một sự đi xuống về mặt con người, một cái giá phải trả cho sự tiến bộ của thời đại và sẽ biến chúng ta trở nên vô tri, vô cảm hệt như một chiếc smartphone?

Giống như nhiều quốc gia ở châu Á, người tiêu dùng ở Việt Nam đặc biệt nhạy cảm về thị hiếu, bắt kịp nhanh với những gì đang diễn ra trên thế giới. Việc sở hữu một chiếc smartphone không chỉ là một nhu cầu cơ bản mà còn đại diện cho đẳng cấp, phong cách và lối sống. Tuy nhiên, dù chỉ là một chiếc smartphone cơ bản với cấu hình đủ dùng cho tới iPhone mẫu mới nhất thì chúng đều thành công trong việc trở thành công cụ không thể thiếu đối với chúng ta. Smartphone quan trọng như một cánh tay mới vậy. Từ đây xuất hiện nhiều những hành vi và thói quen mà chúng ta không để ý tới nhưng cho đó là điều hiển nhiên.

Khi đi cà phê, ăn uống với gia đình hay bạn bè, chúng ta vẫn nói nhưng không phải là những chuyện về chính bản thân mỗi người đang có mặt, mà nói về những sự kiện, chủ đề đang được bàn tán nhưng mắt vẫn nhìn vào smartphone nơi  các thông tin đang hiển thị ngay trước mắt. Hay chúng ta sẽ trải nghiệm buổi gặp gỡ theo cách bớt ồn ào hơn khi mỗi người chăm chú theo dõi những gì đang diễn ra mà smartphone trên tay cung cấp. Trước đây, cách kết nối, trao đổi với nhau là chúng ta nói chuyện trực tiếp, nhìn thẳng vào mắt nhau, mặt đối mặt. Bây giờ, chúng ta vẫn đi cà phê, vẫn gặp nhau để rồi ngồi xuống nhìn vào smartphone, là cách mà chúng ta trao đổi thông tin và nói chuyện của hiện tại, trong thế giới mà smartphone là một công cụ không thể thay thế.

 Đó hoàn toàn không phải là lỗi của chúng ta khi những thuật toán và công nghệ phát triển đến mức smartphone biết những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta cảm thấy như một con nghiện khi mỗi 15 phút không chạm đến điện thoại, cảm thấy mình đã bỏ lỡ vô vàn những chuyện chuyển động, những câu chuyện mà tin tức, mạng xã hội luôn cập nhập. Chính vì vậy, chúng ta luôn chờ đợi và nóng lòng là người mở đầu những câu chuyện không liên quan đến mình thay vì nói về chính thế giới của mà mỗi bản thân chúng ta trải nghiệm thấy. Để kiểm chứng điều này, thì ngay chính trong mỗi bữa cơm cùng gia đình, ở nơi làm việc, những buổi cà phê hàng ngày thì việc con cái, đồng nghiệp, bạn bè chúng ta chọn việc chăm chú nhìn vào smartphone hơn là nói về những gì trong cuộc sống của mình.Vì chúng ta sợ rằng những trải nghiệm đó không đem lại giá trị bằng những tin tức, sự kiện đang diễn ra mà smartphone cung cấp.

 Trong ba yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của con người nhất là hình ảnh, ngôn ngữ và khả năng truyền đạt, thì hình ảnh chính là những gì con người tiếp thu nhanh nhất và cũng là cách mà smartphone được tạo ra nhằm “tăng khả năng trải nghiệm người dùng nhất”. Nói cách khác, những công ty công nghệ, những hãng điện thoại đã tạo ra một sản phẩm khuếch đại hình ảnh vượt xa khả năng nhận diện ngôn ngữ qua hình thức đọc và truyền đạt thông qua lời nói. Chúng ta có thể ngồi, đứng, làm việc, học hành cùng với một chiếc smartphone cung cấp nhiều hình ảnh nhất có thể, thay vì đọc và nói. Và khi thói quen tiếp túc với hình ảnh ở mức độ thường xuyên, thì sự mài mòn hai khả năng còn lại là điều tất nhiên.

                           

Thậm chí, sự lệ thuộc vào smartphone nặng nề đến nỗi có nhiều người không phân biện độ tuổi, nam hay nữ có thể ngồi một mình cả buổi với chiếc điện thoại trên tay mà không chán. Đó là một nghịch lý khi trên Facebook, Instagram là những phần mềm chạy trên smartphone đưa con người kết nối với hàng trăm, hàng nghìn “friends”. Thay vì là những cuộc trò chuyện trực tiếp với nhau, chúng ta chia sẻ mọi thứ về bản thân hay kết nối với cộng đồng qua smartphone. Mọi người cho rằng đó là dấu hiệu của sự tự kỉ hoặc con người hướng nội nhưng lý do thực sự rằng chúng ta đánh mất khả năng truyền đạt bằng ngôn ngữ, bằng ánh mắt khi lượng thông tin hiển thị trên smartphone áp đảo chúng ta. Chính tiện ích của internet được truyền đạt một cách vô hạn thông qua smartphone đã bào mòn những khả năng và cách thức trao đổi thông tin giữa chúng ta với nhau.

Theo thống kê của Facebook đưa ra vào cuối năm 2018, Việt Nam có 30 triệu người có hoạt đồng mỗi ngày trên Facebook, chiếm 1/3 dân số Việt Nam. Số lượng người sử dụng smartphone ở Việt Nam lên tới hơn 53% nhưng đáng nói hơn là tỉ lệ sở hữu, sử dụng smartphone lẫn hoạt động trên mạng xã hội của người Việt Nam đều tăng. Tuy nhiên những số liệu mà Facebook, các website xếp hàng đưa ra đều chưa phản ánh được đúng con số thực. Một gia đình người Việt ba thế hệ cuối tuần đi ăn uống bên ngoài mà mỗi người đều cầm smartphone trên tay là điều rất bình thường khi mọi nhu cầu từ mua sắm, giải trí, công việc đều được kết nối qua smartphone. Tất nhiên Việt Nam không phải quốc gia điển hình cho việc thay đổi hành vi bởi smartphone. Ấn Độ, Inđonesia với Thái Lan là một trong những nước cũng có tỉ lệ tăng mạnh người sử dụng và trải nghiệm smartphone như Việt Nam. Nhưng Việt Nam lại có tỉ lệ người sử dụng smartphone tăng cao đáng ngạc nhiên, đồng nghĩa với việc người Việt dù muốn hay không vẫn sẽ lệ thuộc vào smartphone và coi đấy như là một phần quan trọng trong cuộc sống. Và điều đó có phải là một thực trạng đáng báo động hay không?

10 tới 15 năm trước, khi smatphone bắt đầu được phổ biến thì hội chứng nghiện tivi và máy tính gần như đã đã đẩy xã hội của người Việt ấn vào chiếc nút báo động khi thời gian chúng ta dành cho những thú vui giải trí đó quá nhiều. Nhưng đối với smartphone thì lại hoàn toàn khác, bản chất di động và truyền tải thông tin trong từng giây, từng phút đã biến đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trước khi tôi và bạn có thể nhận ra. Chúng ta bứt rứt khi 10, 15 phút không chạm đến điện thoại cũng như phải chống chọi lại việc bị ngắt kết nối internet một cách vật vã. Trước đây việc tivi hay máy tính bị ngắt điện thì thanh niên, giới trẻ đổ ra ngoài đường chơi thể thao, người già tụ tập nói chuyện, còn bây giờ khi smartphone không hoạt động thì chúng ta đa phần là chờ đợi nó hoạt động như có một sức mạnh nào đấy điều khiển tâm trí chúng ta. 

Nhưng việc tivi, máy tính, và smartphone phổ biến ở Việt Nam cũng là một thước đo cho sự phát triển của một đất nước. Sự kết nối với một thế giới rộng lớn cùng những tiềm năng to lớn mà công nghệ đem lại, luôn song hành với những mặt trái khác, một sự đánh đổi để nhận được những tiện ích. Smartphone là một thứ cám dỗ nhưng phụ thuộc vào nó hay không lại là do chính hành vi chúng ta. Thay vì đổ lỗi và coi đó là tất yếu, thì việc sống trong thời đại smartphone yêu cầu mỗi chúng ta đều phải trang bị cho bản thân những nguyên tắc, kỉ luật và tri thức cần thiết. Đã đến lúc chúng ta không chỉ coi smartphone là phương tiện duy nhất để cung cấp thông tin, tăng cường kết nối với con người và giải trí, mà còn phải tự hỏi “Liệu ngoài smartphone thì có cách nào để làm được những việc đó không?”

Trở về

You May Also Like

[Ẩm thực Đài Loan] Đậu phụ chảo - Khiêm nhường mà tinh tế

[Ẩm thực Đài Loan] Đậu phụ chảo - Khiêm nhường mà tinh tế

[Du lịch Đài Loan] Mùa thu - chúng mình cùng đi đâu?

[Du lịch Đài Loan] Mùa thu - chúng mình cùng đi đâu?

[Ẩm thực Đài Loan] Mỳ qua cầu - Hương vị của ký ức

[Ẩm thực Đài Loan] Mỳ qua cầu - Hương vị của ký ức

[Du học Đài Loan] Đại học Trung ương -  Học phủ hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế xanh

[Du học Đài Loan] Đại học Trung ương - Học phủ hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế xanh

[Du lịch Đài Loan] Tuyệt cảnh bốn mùa tại Đài Loan

[Du lịch Đài Loan] Tuyệt cảnh bốn mùa tại Đài Loan

[Ẩm thực Việt tại Đài Loan] Mê mẩn hương vị “Vịt”

[Ẩm thực Việt tại Đài Loan] Mê mẩn hương vị “Vịt”

[Du học Đài Loan] Cẩm nang du học Đài Loan

[Du học Đài Loan] Cẩm nang du học Đài Loan

[Cuộc sống Đài Loan] “Chợ Việt Nam Văn Sơn” với hoạt động hướng dẫn đưa du khách tìm lại những dấu tích của người Việt Nam di cư

[Cuộc sống Đài Loan] “Chợ Việt Nam Văn Sơn” với hoạt động hướng dẫn đưa du khách tìm lại những dấu tích của người Việt Nam di cư

[Cuộc sống Đài Loan] Tam Loan - Lực lượng khuấy động văn hóa nông thôn

[Cuộc sống Đài Loan] Tam Loan - Lực lượng khuấy động văn hóa nông thôn

[Cuộc sống Đài Loan] Người Khách Gia ở Đài Loan, bạn có biết?

[Cuộc sống Đài Loan] Người Khách Gia ở Đài Loan, bạn có biết?

[Du lịch Đài Loan] Đài Loan - Top 5 điểm du lịch  TUYỆT ĐẸP ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

[Du lịch Đài Loan] Đài Loan - Top 5 điểm du lịch TUYỆT ĐẸP ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

[Du lịch Đài Loan] Vịnh biển Đông Áo Nghi Lan: Món quà mỹ lệ mà thượng đế dành riêng cho Đài Loan

[Du lịch Đài Loan] Vịnh biển Đông Áo Nghi Lan: Món quà mỹ lệ mà thượng đế dành riêng cho Đài Loan