Ý nghĩa của tự do


Trong thời gian gần đây, khắp thế giới theo dõi tình hình tại Afganishtan, khi mà Chính phủ Taliban đã tạm thời cầm quyền tại Afganishtan. Nhiều người dùng sự việc này để so sánh với việc Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa - Miền Nam vào năm 1975 và đặc biệt là ba tháng gần đây, do ảnh hưởng của chủng Delta khiến số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng mạnh, điều đó khiến Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các biện pháp mạnh để chống dịch.

(Nguồn ảnh: vneconomy.vn)

Từ việc thực hiện Chỉ thị Số 16, đến “ai ở đâu ở yên đó”; và sự tham gia của quân đội Việt Nam trong công tác phòng chống dịch, nhiều bạn bè người Đài Loan đặt ra câu hỏi rằng: “ở Việt Nam có tự do không?”. Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Quốc khánh của Việt Nam, tôi cũng nói một vài điều mà có thể các bạn chưa biết về nơi này.
 


“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.



Đó là lời mở đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 2/9/1945. Đó vốn dĩ không phải do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ra mà là được trích dẫn từ nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ vào năm 1776 để nói về việc bình đẳng giữa người với người, quốc gia với quốc gia, không phân sắc tộc, giới tính và tuổi tác.

Không chỉ vậy, bản Tuyên ngôn độc lập còn nhắc đến Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 để nói về bình đẳng, tự do và quyền lợi của con người. Ngoài việc đưa ra những dẫn chứng về hành vi của thực dân Pháp tại Việt Nam, cách Việt Nam giành lại quyền độc lập, bản tuyên ngôn đã đưa ra kết luận:


“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.


(Nguồn ảnh: tư liệu)

Lời tuyên bố ấy đã được duy trì đến thời điểm hiện tại.

Nếu các bạn đã từng đến Việt Nam, hoặc đã từng nhìn thấy công văn, văn bản của Việt Nam sẽ biết đến dòng chữ:
 


“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”


Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đã gắn liền với Quốc hiệu của Việt Nam 76 năm nay, dù Quốc hiệu đã từng được sửa đổi, nhưng tiêu ngữ vẫn được giữ nguyên, và đó cũng là một minh chứng cho việc dù ở trạng thái nào thì “độc lập”, “tự do”, “hạnh phúc” là những giá trị mà những người dân Việt Nam vẫn đang hướng đến. Có độc lập thì mới có thể tự do, có tự do thì mới có hạnh phúc.

Có lần, một người bạn Đài Loan hỏi tôi rằng:

“Việt Nam có tự do không? Có thể tự do chửi chính phủ hay không?”
“Hãy đến Việt Nam và cảm nhận điều ấy!”

Tự do và tùy tiện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và “chửi bới” không phải là một tiêu chuẩn để định nghĩa sự tự do, mà đó là phương thức thể hiện thái độ hành xử của một người trước một sự vật, sự việc nào đó. Mỗi người có một cách để định nghĩa sự tự do khác nhau, với người này, “tự do” là muốn làm gì cũng được, với người khác lại là chỉ cần không phải làm những điều mình không muốn.

Nên, tự do cũng là một khái niệm mang tính chủ quan. Hãy nói về những điều khách quan hơn, như là ở Việt Nam bạn có quyền tiếp nhận thông tin từ phía bên ngoài Việt Nam qua Youtube, Facebook, Twitter, Tiktok,... bất cứ mạng xã hội của quốc gia nào. Nên, ít nhất, ở Việt Nam bạn không lo bị mù thông tin.

Nói về khái niệm còn lại, “độc lập” - đến thời điểm hiện tại, tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận sự độc lập của Việt Nam - bởi vậy đó là một sự thật hiển nhiên không cần bàn cãi.


(Nguồn ảnh: tư liệu)


Vậy còn khái niệm còn lại: hạnh phúc?


Theo thống kê mới nhất về chỉ số hạnh phúc, trong bảng xếp hạng tại Việt Nam đang xếp hạng World Happiness Report của Liên Hợp Quốc năm 2021 thì hiện tại Việt Nam đang xếp hạng 79 (tăng 4 bậc so với năm 2020) và vẫn trên đà tịnh tiến so với những năm trước đó. Trong bảng xếp hạng HPI của NEF thì Việt Nam đã vượt qua Buhtan và đứng ở vị trí thứ 5 thế giới, thứ 2 khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này thể hiện rõ ràng việc người dân Việt Nam ngày càng cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ.

Quay trở lại với tình hình căng thẳng do dịch bệnh hoành hành và làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của các tỉnh phía Nam Việt Nam, và quân đội buộc phải “tham chiến” trong công cuộc chống dịch. Cần nhắc lại là vào thời điểm đầu năm 2020, khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam thì chính phủ đã đưa ra phương châm: “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân là một chiến sỹ. 

Hiện tại, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh với 14 triệu dân phải ở trong nhà, thì để có thể hỗ trợ sinh hoạt của người dân thì cần một lực lượng lớn tham gia, đó là lý do 2000 quân nhân Quân khu 7 - những quân dân Nam Bộ được điều động thực hiện công tác hậu cần. Với nhận định sự có kỷ luật, nghiêm khắc của quân đội sẽ khiến những nhiệm vụ được giao được hoàn thành nhanh chóng. Ngoài ra, sự hỗ trợ của 1000 bác sỹ, học viên từ các trường Quân y phía Bắc, tăng cường vào miền Nam để có thể thực hiện chữa trị lưu động, cải thiện nguồn nhân lực hạn chế tại vùng dịch.

Trải qua 75 năm độc lập, tự do, đây là năm đầu tiên, ngày Quốc khánh ở Việt Nam không cờ hoa, không kỉ niệm rầm rộ, mà là toàn dân tham gia vào một cuộc chiến không tiếng súng, một cuộc chiến chỉ có thể chiến thắng bằng sự kiên trì, đồng lòng và ý thức.


Việt Nam là đất nước trải qua nhiều đau thương và mất mát bởi chiến tranh. Những người dân Việt Nam là những người hiểu rõ điều đắt giá nhất đó là giá trị của sự tự do. Còn ở thời điểm này, người ta buộc phải hiểu: “đừng bởi sự tự do mà đánh mất đi những điều quý báu nhất của mình”.


Đọc thêm các bài viết liên quan đến đời sống, kinh tế, văn hóa Việt Nam, tại: 

1. Vải thiều Bắc Giang - Ví dụ tiêu biểu cho việc tiêu thụ nông sản Việt trong đại dịch Covid-19

2. Khẳng định vị thế tiếng Việt trên trường quốc tế

3. Doanh nghiệp F&B ứng phó với đại dịch COVID-19 như thế nào?

4. [Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

5. [Phở Việt tại Mỹ] Từ xuất hiện đến được đón nhận và giành được giải thưởng Oscar trong ngành ẩm thực tại Mỹ


 

Trở về

You May Also Like

Doanh nghiệp F&B ứng phó với đại dịch COVID-19 như thế nào?

Doanh nghiệp F&B ứng phó với đại dịch COVID-19 như thế nào?

Cuộc đua trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam

Cuộc đua trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Tam hợp viện, Tứ hợp viện:  Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Tam hợp viện, Tứ hợp viện: Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam