Giữa biển người, tôi khác với đám đông


Vẫn nhớ, tôi bắt đầu hiểu về cụm từ “Tân di dân” từ khi học tiểu học, lúc đó trong lớp cũng có không ít bạn học như tôi, có mẹ là người nước ngoài. “Mẹ người nước ngoài, cô dâu nước ngoài” là thói quen để gọi những người phụ nữ không nói tiếng Quốc ngữ đã kết hôn, khi còn nhỏ tôi không hề biết rằng đó là cách gọi mang ý kì thị, chỉ thấy rằng mẹ đến từ Việt Nam, cho nên là người nước ngoài. Lúc học cấp một, cứ một khoảng thời gian là tôi nhận được thư mời, thư mời thường viết rằng, “...Kính mời tân di dân và con….” đến giờ nghĩ lại, thật sự rất ghét những thư mời đố, bởi vì ở lớp chỉ có một vài người nhận được, như thể là một nhóm khác biệt. Lúc đấy, trường học rất tích cực tổ chức các hoạt động có tân di dân, nói là vì muốn những người mẹ nước ngoài có thể hòa nhập được với cuộc sống, nhưng sau khi nhận được giấy mời, tôi thường giấu nó đi, về nhà thì tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra, ăn cơm xong thì đi làm bài tập, không muốn mẹ đến tham gia những hoạt động đó, không muốn người khác thấy là tôi không giống họ. Sau này, chỉ cần có những buổi họp phụ huynh, tôi thường không cần nghĩ ngợi mà điền vào mục không tham gia, may mắn là thành tích học tập của tôi cũng được xem là ưu tú, nên giáo viên cũng không hỏi gì, cứ như vậy mà cho qua.


Khi lên cấp hai, tôi bắt đầu hiếu kỳ về cuộc sống của mẹ trước khi lấy ba, sẽ hỏi, mẹ ở đâu, nơi đó thế nào, mẹ thường nói: “Đợi con lớn rồi, mẹ đưa con về Việt Nam.” Nhưng đến bây giờ, mặc dù đã ra ngoài xã hội, nhưng tôi vẫn chưa từng về quê mẹ, những người xung quanh nghe thấy vậy đều rất ngạc nhiên, tôi thường trả lời rằng, dù sao tôi cũng không muốn đi! Nhưng trong thâm tâm tôi lại rất rõ, vì điều kiện kinh tế nên mẹ không thể đưa chúng tôi đi, điều này có lẽ rất khó để tưởng tưởng tượng đối với người khác, làm sao để mà đến vé máy bay cũng không thể mua được. Bình thường, để tiết kiệm tiền vé máy bay nên cưới ba hơn 20 năm, thì 4 5 năm mới về một lần, ngay cả ba mẹ ruột qua đời cũng không thể quay về, lúc đó tôi không thấy mẹ khóc trước mặt tôi. Mẹ là người rất dễ rơi nước mắt, tôi thấy vậy không nhịn được mà hỏi, mẹ không muốn khóc à? Mẹ trả lời rằng, đương nhiên là muốn, nhưng mẹ cũng biết trước được rồi. 
Từ nhỏ đến lớn, khung cảnh thường thấy ở nhà đó là ba mẹ đang cãi nhau, lúc nhỏ không hiểu gì, tôi với em gái chỉ có thể khóc theo mẹ, vừa kéo mẹ, xin mẹ đừng đi. Lớn lên, tôi cũng đã hiểu họ cãi gì, tôi mới hiểu, những điều mẹ trải qua vất vả đến nhường nào. Vì kinh tế gia đình mới kết hôn đến một hòn đảo cách quê hương 1710km, mặc dù chỉ cần bay 3 giờ đồng hồ nhưng khoảng cách giữa những trái tim lại là nghìn trùng vạn lý…, không quen biết một ai, đến một lời cũng không thể nói, đến người mình sẽ cưới cũng chỉ từng gặp một lần, cứ như vậy mà dũng cảm bước vào một cuộc hôn nhân. Khi mới kết hôn, ông bà nội chỉ coi mẹ là người để sinh con, để chăm sóc chồng. Mẹ không thể nói Quốc ngữ nên chỉ có thể dùng chân tay để giao tiếp, mẹ cảm thấy bà được cưới về chỉ như một người làm trong nhà, thậm chí những người họ hàng khác cũng không muốn gọi mẹ một câu “chị dâu cả”. Mẹ cũng phát hiện chồng không thành thực với mình, khiến bà thất vọng hoàn toàn, nhưng mẹ không thể rời đi, mẹ không có một nơi nào đều đi, mẹ chỉ có thế nuốt vào những khổ đau. Sau này khi con cái lớn hơn, mẹ bắt đầu làm việc, dành tiền là có thể mua vé máy bay về nhà. Tiền lương hàng tháng mẹ đều gửi một phần về quê, mẹ hỏi tôi, có trách bà không? Từ nhỏ đến lớn, cũng không thể giúp tôi trả tiền học phí,  tôi nói, sao mẹ lại nghĩ như vậy chứ?

 

Tôi vốn không quá thân thiết với ba mẹ, tôi không phải là một người con gái biết làm nũng, “Con yêu ba/mẹ” 3 từ này tôi thường không nói ra được. Quá trình trưởng thành với những bất đồng về suy nghĩ, giá trị cuộc sống mà thường cãi vã, khiến khoảng cách giữa chúng tôi càng xa thêm. Mặc dù mẹ đã nói tiếng Quốc ngữ rất lưu loát, nhưng vẫn có nhiều suy nghĩ không thể rõ ràng biểu đạt ra được. Tôi, trước đây, thường nghĩ mọi cách để họ đồng tình với tôi, lời khó nghe thế nào tôi cũng nói ra được. Tôi không chấp nhận thua, tôi cho rằng mình không sai điều gì, đến khi đi học đại học, xa nhà, trong một khoảnh khắc thấy ba mẹ đã già đi rất nhiều, tôi mới thấy rằng tất cả những điều trước kia chẳng có ý nghĩa gì cả. Dù là giữa chúng tôi có nhiều khác biệt, thậm chí là có những bí mật không thể nói với nhau, dường như không còn là vấn đề nữa. Tôi sẽ không còn tìm mọi cách để yêu cầu họ thật sự hiểu tôi, mà thay vào đó là tôi sẽ cố gắng để hiểu họ, lúc ấy thấy mọi thứ dường như đều hợp lý, đúng hay sai cũng không còn quan trọng nữa. Tôi thường thấy mình không may mắn, vì không giống với người khác. Tôi cũng cần phải cố gắng nhiều hơn mới có thể có được điều mình muốn, nhưng hiện giờ tôi thấy mình chẳng có điểm gì khác biệt. Ba mẹ yêu tôi hơn bất cứ ai, tôi có thể nói thật lớn rằng: Mẹ tôi là người Việt Nam. 
 

Trở về

You May Also Like

Hương vị của hoài niệm

Hương vị của hoài niệm

Hajurba, người có nghe thấy không?

Hajurba, người có nghe thấy không?

Mang san hà đổi lấy duy nhất một người thương – Khi một cô gái đọc thơ tình

Mang san hà đổi lấy duy nhất một người thương – Khi một cô gái đọc thơ tình

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan