Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan


“Cô Vy” đi rồi, mọi chuyện sẽ trở lại như xưa?

Không, cuộc sống quanh ta sẽ thay đổi. Ai rồi cũng sẽ khác, nhất là khi đi qua đại dịch, người ta ít nhiều đều có những thay đổi để thích ứng với môi trường cuộc sống sau Covid-19.

Covid-19 là một cuộc đào thải khắc nghiệt. Nó loại bỏ những điều cũ kỹ, buộc người ta phải quen với cuộc sống hiện đại, công nghệ số và internet. Nếu như có một bộ phận vẫn chỉ cho rằng internet chỉ để phục vụ vui chơi giải trí, thì bây giờ họ đã phải thay đổi quan niệm ấy. Internet chính thức trở thành công cụ để làm việc. Ví dụ như một giáo sư của Trường Đại học Trung Nguyên (Đài Loan) đã livestream trên nền tảng của Twitch (một trang mạng chơi game trực tuyến) khiến cho buổi học cho lớp học 66 sinh viên đã trở thành buổi học có 16.000 người theo dõi.

Có thể nói, Covid-19 là cú đánh knock-out, khiến giá trị cuộc sống thay đổi: Từ thói quen sinh hoạt, tiêu dùng, đến công việc và giáo dục. 

Cách đây chưa đến hai năm, đâu đó trên các trang báo mạng vẫn còn những bài viết tiêu cực về việc sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm việc mà chạy xe ôm công nghệ, làm shipper thì ở thời điểm này, thu nhập của các shipper lại là con số ước ao đối với nhiều người lao động.

Từ khi Covid-19 ở Vũ Hán và lan rộng khắp toàn cầu thì từ khái niệm “thế giới phẳng”, người ta dần quen với việc “đóng cửa biên giới”. Việc học tập trở thành học trực tuyến, việc làm trở thành work from home, thói quen tiêu dùng từ việc mua hàng trực tiếp ở cửa hàng, trung tâm mua sắm trở thành mua hàng online, hàng hóa được chuyển đến tận tay người tiêu dùng. 
Trong tình trạng ấy, thì cuộc đua số hóa đối với các đơn vị bán lẻ là một trong những yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 13.000 ca nhiễm, con số tử vong chưa vượt quá 100 người nhưng đã có 101.700 doanh nghiệp ngừng kinh doanh. Trong đó, 46.600 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn 37.7000 doanh nghiệp chờ thủ tục giải thể và gần 17.500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể (số liệu từ  Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đây là một con số đáng lo ngại, nếu tính trung bình một doanh nghiệp có 5 nhân viên, thì số lượng lao động thất nghiệp là con số cực kỳ lớn. 

Ngoài những doanh nghiệp đóng cửa, còn có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, rút gọn bộ máy làm việc. Đây cũng là thời điểm mang tính thách thức với những bạn sinh viên mới ra trường, khi mà đối tượng cạnh tranh công việc quá nhiều.

Đó là điều đã xảy đến với Việt Nam trong suốt thời gian qua, khi hết đợt dịch này đến đợt dịch khác bùng phát. Vậy ở Đài Loan sẽ có những thay đổi thế nào?

Theo dữ liệu từ Sách bìa trắng về báo cáo thống kê doanh nghiệp năm 2020 thì trong năm 2019, tại Đài Loan có hơn 1.490.000 doanh nghiệp SME, chiếm 97.65% số lượng các doanh nghiệp ở Đài Loan. Trong đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, thì ở bất cứ lãnh thổ, quốc gia nào, các doanh nghiệp SME cũng là đối tượng dễ bị tổn hại nhất, và điều đó cũng không ngoại trừ với Đài Loan.

Hơn một năm đứng vững trước đại dịch, thì việc dịch bùng phát “tưởng như đột ngột” ở Đài Loan khiến rất nhiều doanh nghiệp rơi vào điêu đứng. Khi hỏi thăm một chủ cửa hàng ăn uống ở ngoài vùng tâm dịch ở Đài Bắc, cậu chia sẻ trong thời điểm này chỉ hi vọng hòa vốn đã tốt rồi, vì gần như chi phí đầu vào, nguyên liệu, mặt bằng không thay đổi nhưng khoản thu thì lại thấp hơn rất nhiều. “Bây giờ chỉ được bán mang về nên lượng khách ít, nhiều gia đình đã tự mua thực phẩm và tự chế biến tại nhà thay vì mua đồ ăn ở hàng quán bên ngoài.”

Đó không phải là tình trạng cá biệt mà là hiện trạng nhiều nhà hàng đang phải đối mặt. Trước nguy cơ chưa biết thời điểm nào dịch bệnh mới được kiểm soát thì việc số hóa các cửa hàng là nhu cầu cấp bách. Như việc bắt tay hợp tác với Foodpanda, Uber Eats của các cửa hàng ăn uống; hay việc cung cấp dịch vụ ship tận nhà các sản phẩm thực phẩm tươi, đông lạnh của các sàn thương mại điện tử như PC Home, IceFresh,...; các cửa hàng mỹ phẩm, thời trang, hàng tiêu dùng thì tăng cường bán hàng online qua fanpage, livestream. 

Đây là thời điểm mà tất cả mọi người phải chấp nhận và quen với việc chuyển đổi.


Đối với du học sinh tại Đài Loan thì thời điểm bùng dịch là thời điểm bước ngoặt để định hình lại hành trang và mục đích du học của bản thân. 

Hiện tại, đa phần du học sinh Việt Nam tại Đài Loan đang theo học hệ ngôn ngữ và bậc đại học. Đối với hai hệ này, số lượng học bổng rất hạn chế, do vậy sinh viên phải tự túc mọi chi phí và phần lớn các bạn sinh viên tự làm thêm để chi trả cho những chi phí này. Dịch Covid-19 bùng phát tại Đài Loan dẫn đến việc thiếu việc làm và không có năng lực chi trả các chi phí khiến nhiều học sinh phải đưa ra quyết định tiếp tục ở lại Đài Loan hay tạm thời về nước, chờ ổn định mới quay lại tiếp tục học tập.

Trước đây, với việc có thể làm thêm khi đi du học, cộng với mức sinh hoạt phí không quá cao là điểm thu hút của du học Đài Loan, nhưng thời điểm này, nhiều bạn sinh viên cần phải định vị lại chính bản thân mình khi học tập tại đây. Đi học để kiếm tiền hay học để tiếp thu kiến thức. Nếu công việc làm thêm không đủ chi trả cho chi phí du học, các bạn sinh viên sẽ cân đối cuộc sống du học thế nào?

Đại dịch rồi sẽ qua đi, mọi chuyện rồi sẽ ổn, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng. Nhưng, sau đại dịch sẽ là một cuộc sống hoàn toàn khác. Và chúng ta cần phải hoàn thiện bản thân để trụ lại giữa cuộc “đào thải tự nhiên” đầy khó khăn này.

Trở về

You May Also Like

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Tam hợp viện, Tứ hợp viện:  Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Tam hợp viện, Tứ hợp viện: Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam