[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)
Viết:Dương Nguyên
Việt Nam chứng minh là điểm sáng trong nền kinh tế thế giới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một năm đối phó với dịch bệnh do dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dương với những tín hiệu khả quan của việc phục hồi nền kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. |
Đạt được mục tiêu kép Phòng chống dịch và Phát triển kinh tế
Theo Báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế có tốc độ phục hồi hàng đầu trong khu vực với tốc tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6.6% trong năm 2021. Đây là mức mức tăng trưởng cao nhất được dự báo cho các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5.8%, là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới trong suốt thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với các giải pháp còn mang tính tạm thời và nguồn cung cấp vaccine còn hạn chế và nhiều vướng mắc.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang là minh chứng về một môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ và nhiều ưu đãi về chính sách đầu tư. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở tỷ lệ cao trong suốt nhiều năm qua với mức trên 5% (giai đoạn 2010 - 2019).
Năm 2020 được dự báo và một năm khó khăn và đầy thử thách đối với nền kinh tế toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ GDP vẫn đạt mức 2.91%. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất với mức 3.98%, đóng góp 53%; tiếp theo là khu vực dịch vụ tăng 2.34%, đóng góp 33.5%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.68%, đóng góp 13.5%; vào tốc độ tăng GDP của cả nước. Điều này chứng minh nỗ lực to lớn của Việt Nam trong công cuộc song song của việc phòng chống dịch bệnh và duy trì, phát triển kinh tế.
Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam tiếp tục cố gắng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu đa dạng các sản phẩm, trong đó chủ đạo là linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong ngành da giày, dệt may... Với Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 37.6 tỷ USD trong 06, tăng 49.8% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế của Việt Nam.
Chính phủ đã thực hiện liên tục thực hiện các biện pháp kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế để có thể duy trì ổn định nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Với sự phát triển mang tính bền vững và lâu dài kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, cụ thể, từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2.7 lần, đạt trên 2.700 USD. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%. Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu dân số và xã hội cũng ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý, dân số Việt Nam ước tính đã tăng lên đến 96.7 triệu vào năm 2020 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050 với chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng 69% khi trưởng thành trong điều kiện y tế và giáo dục của hiện tại. Chỉ số này khá cao so với mặt bằng chung của các nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Các điều kiện về Y tế cũng ghi nhận nhiều tiến bộ với tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm từ 32.6 năm 1993 còn 16.7 năm 2017 (tính trên 1.000 trẻ sơ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70.5 lên 76.3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016.
Đọc thêm Phần 2, tại: https://hellovietnam.tw/vn/column/370