Cuộc đua trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam


Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam liên tục chứng kiến sự phát triển, thay đổi với tốc độ nhanh chóng cùng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt. Tuy nhiên, đứng trước những thử thách và khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, thay vì duy trì trạng thái “ngủ đông”, doanh nghiệp F&B Việt Nam đã phải hết sức nỗ lực để có thể trụ vững, duy trì, và đổi mới hoạt động kinh doanh để thích nghi trong trạng thái “Bình thường mới”.

Những năm trở lại đây, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Việt Nam trở nên sôi động và phát triển với tốc độ hết sức ấn tượng. Với sự nhập cuộc của những tên tuổi lớn trên thế giới như McDonald's, Starbucks, KFC, Lotteria, cho đến sự ra đời và vươn lên của những thương hiệu trong nước như Trung Nguyên, The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long,… Thị trường F&B Việt Nam liên tục chứng kiến sự phát triển, thay đổi với tốc độ nhanh chóng cùng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt.

Nếu như trước đây việc ăn ở nhà là một thói quen trước đây của đại đa số người Việt, việc ăn ngoài chỉ dành cho những dịp tiệc tùng hoặc những người không có điều kiện nấu nướng. Thì hiện tại, việc ra ngoài ăn uống đã trở thành một xu hướng mới, thậm chí là một hoạt động thường xuyên, hay một thói quen. Những ly café vỉa hè dần được thay thế bởi những ly café có những thương hiệu nổi tiếng mà giá trị của nó không chỉ nằm ở bản chất của loại đồ uống mà còn nằm ở thương hiệu được in trên chiếc cốc. Những cơn sốt mang tên fastfood, trà sữa, phô mai,… không chỉ càn quét qua các thành phố lớn mà còn len lỏi đến tận vùng nông thôn.

Theo báo cáo của VietNam Report, ngành F&B có tỷ lệ tăng trưởng đạt trên dưới 10% mỗi năm. Tiêu biểu, năm 2019 doanh thu ngành F&B đạt 200 tỷ USD, chiếm 15% GDP của Việt Nam. Hoạt động kinh doanh F&B diễn ra sôi động với sự cạnh tranh khá khốc liệt và tốc độ đào thải nhanh, số lượng các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động khá lớn với 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy bar và trên 80.000 nhà hàng hoạt động theo mô hình chuỗi. Hoạt động bán lẻ ngành F&B diễn ra ở nhiều kênh như truyền thống đến hiện đại, kênh nhà hàng và chuỗi bán lẻ (Theo thống kê của Dcorp R-Keper Việt Nam và Statista). Cũng theo báo cáo của Vietnam Report, Việt Nam là một trong ba quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về tiêu dùng cho thực phẩm. Người Việt Nam dành 35% trong tổng chi tiêu hàng tháng cho thực phẩm và đồ uống, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi tiêu của người Việt.  

Vậy khách hàng của doanh nghiệp F&B tại Việt Nam là ai?

Khách hành của doanh nghiệp F&B rất đa dạng với nhiều độ tuổi, mức thu nhập và thói quen tiêu dùng khác nhau. Với sự nhanh chóng cập nhật và tiếp thu những xu hướng mới, sự phát triển của công nghệ thông tin và trổi dậy của thế hệ Millennials và Gen Z, thị trường F&B của Viêt Nam đã chứng kiến những sự thay đổi to lớn và chính các doanh nghiệp phải thay đổi không ngừng để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể nói, người tiêu dùng F&B tại Việt Nam đang nắm vai trò người làm chủ thị trường, đi đầu trong việc cập nhật và phổ biến các xu hướng tiêu dùng.

Nếu như cơn sốt trà xanh (matcha) của gần một thập kỷ trước đã đặt ra cho những doanh nghiệp trong ngành F&B những thử thách phải nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng thị hiếu mới của người tiêu dùng. Thì liên tiếp sau đó là sự xuất hiện của những cơn sốt café mang đi, cafe rang xay tại chỗ, hay trà đào. Nhưng có lẽ phải kể đến cơn sốt trà sữa và cơn số phô mai ở Việt Nam. Ngành F&B tại Việt Nam lại một lần nữa sôi sục với ra ra mắt của hàng loạt thương hiệu mới hay hàng loạt những sản phẩm mới của doanh nghiệp hiện hữu. Minh chứng cho sự tiềm năng của thị trường F&B Việt Nam và vai trò chủ đạo của khách hàng Việt đó chính sự địa phương hóa của các ông lớn nước ngoài trong chiến lược đa quốc gia tại Việt Nam. Sẽ khó tìm được món cơm gà KFC hay Combo Burger vị phở cùng café sữa đá của McDonald’s ở nước khác ngoài Việt Nam. Song song đó, là một quá trình quốc tế hóa của các thương hiệu Việt trong cuộc cạnh tranh này, mà tiêu biểu phải kể đến Trung Nguyên, The Coffee House và Highlands Coffee.

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện bởi Gojek - Kantar, khách hàng của ngành F&B Việt Nam sẽ có sáu đặc điểm chính sau: Thứ nhất, bữa trưa và bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất với người Việt, trong khi đó, ăn vặt cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Thứ hai, người Việt không thích ăn một mình. Thứ ba, người Việt Nam thích ăn uống chất lượng hơn tiện lợi với 75% số người được hỏi đồng ý rằng họ sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc nếu đồ ăn và chất lượng hơn. Thứ 4: người Việt đang có xu hướng tiêu dùng bên ngoài. Thứ năm, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến với 80% người tiêu dùng dùng tiền mặt khi đi ăn hoặc mua mang về, hoặc kể cả dùng hình thức đặt hàng qua ứng dụng. Thứ sáu, người Việt có xu hướng tăng gấp đôi chi tiêu khi gọi đồ ăn mang đi so với dùng tại chỗ.

Chính những đặc điểm này mang đến cho các doanh nghiệp F&B không ít những cơ hội và thách thức to lớn trong thời gian tới. Với xu hướng tiêu dùng bên ngoài, Decision Lab chỉ ra rằng chân dung khách hàng chính của phân khúc thị trường này là nam giới, với độ tuổi từ 15 - 35 và với thu nhập từ 7.500.000 đến 30.000.000 VND/tháng. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra phụ nữ Việt Nam có thói quen tiêu dùng đồ uống tốt cho sức khỏe hơn so với nam giới. Cụ thể Nam giới dành 29% lượng tiêu thụ vào bia và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thức uống, thì nữ giới lại dành 21% lượng tiêu thụ cho nước ép hoa quả và 14% vào các loại sinh tố.

Có thể nói thị trường F&B của Việt Nam có quá nhiều tiềm năng và thử thách đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, bất chất những khó khăn và thử thách do đại dịch COVID-19 gây ra, các doanh nghiệp F&B của Việt Nam mặc dù vẫn chịu những tổn thất nặng nề, nhưng đã chủ động có những kịch bản ứng phó hiệu quả, chủ động thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh để trụ vững trong thời gian hiện tại, đồng thời chuẩn bị những kịch bản dài hơi để phát triển sau dịch bệnh. Doanh nghiệp F&B đã ứng phó với đại dịch như thế nào? Phần tiếp theo của loạt bài viết sẽ phân tích chi tiết.
 
Nguồn: Report on Out-of-Home Food & Drink Consumption Trends Vietnam, DecisionLab

 

Trở về

You May Also Like

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Tam hợp viện, Tứ hợp viện:  Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Tam hợp viện, Tứ hợp viện: Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam