[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)


Việt Nam chứng minh là điểm sáng trong nền kinh tế thế giới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một năm đối phó với dịch bệnh do dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dương với những tín hiệu khả quan của việc phục hồi nền kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Các điểm mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài 

Liên quan đến các chính sách về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam luôn dành những ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thuế suất xuất nhập khẩu về điều khoản về miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cũng được thực hiện theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Những ưu đãi đầu tư với khu công nghiệp, khu kinh tế cũng là một điểm đặc biệt khiến Việt Nam trở thành một điểm đến tiềm năng. Cụ thể Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) có một số những điểm mới nổi bật theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, như:

  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 
  • Bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư với dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động; 
  • Bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư liên quan đến giáo dục đại học, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ,…

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2019, từ 14.7 tỷ USD lên 38.02 tỷ USD. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, năm 2020 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm còn 28.53 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có ý định đầu tư vào Việt Nam, con số này trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 15.27 tỷ USD. Điều này đánh dấu một dấu hiệu phục hồi của dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bất chấp tình hình dịch bệnh. Hiện tại, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh và mở rộng dự án. Cụ thể, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đã có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư, đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, hơn 60 tập đoàn, doanh nghiệp đã có kết quả bước đầu trong triển khai đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.


Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, động lực tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2021 đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam cũng hết sức tỉnh táo để có những kịch bản đối phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Đồng thời, các chuyên gia cũng nghiêm túc nhìn nhận năng lực nội tại của nền kinh tế Việt Nam thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, chính phủ có những biện pháp để có vừa đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động và mở rộng đầu tư.


Mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới sẽ là một chủ đề thu hút những nghiên cứu và thảo luận sâu sắc trong thời gian tới. 

Một vài thông tin về đầu tư trực tiếp từ Đài Loan vào Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2021
Với 33 dự án được cấp giấy phép mới với số vốn đăng ký cấp mới lên đến 110.47 triệu USD, Đài Loan đứng thứ 06 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam trở thành thị trường quan trọng thứ 4 của nhà đầu tư Đài Loan, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam trong năm 2020 vẫn tăng 53%. Trong đó, có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực điện tử, như Pegatron đầu tư 485 triệu USD vào Hải Phòng, Wistron đầu tư gần 300 triệu USD vào Hà Nam. 



 

Đọc thêm Phần 1, tại: https://hellovietnam.tw/vn/column/371

Trở về

You May Also Like

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Bên lề câu chuyện Covid-19 ở Việt Nam và Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Vũ Lăng, vũ điệu của thiên nhiên núi rừng Đài Loan

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Mekong phù sa phiêu bạt – Tôi vẫn trôi, giữa dòng chảy cuộc đời

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Trung Hoành, cung đường núi làm đẹp cuộc đời tôi

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Bánh dứa và câu chuyện làm kinh tế của người Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giữa bão dịch Covid-19 và câu chuyện về bộ mặt của truyền thông Đài Loan

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Giao thông Đài Loan và câu chuyện về các trạm dừng chân hào hoa

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Học tiếng Trung thế nào mới hiệu quả?

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Khoảng cách giữa chúng ta và phương pháp giáo dục bằng tình yêu

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Viết về những cô dâu được "mua" về Đài Loan

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Tam hợp viện, Tứ hợp viện:  Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Tam hợp viện, Tứ hợp viện: Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Đàn ông chân chính không bao giờ than phiền về phụ nữ!

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho - Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Con cái - là bảo hiểm trọn đời - một quan niệm đáng sợ

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam

Khi Đài Loan gặp gỡ Việt Nam