Đài Loan dự định cấm ống hút nhựa


Tháng 07 năm 2019, Ban Bảo vệ môi trường, bộ Hành chính sẽ ban hành luật cấm cung cấp ống hút nhựa tại 4 địa điểm công cộng chính. Theo nghiên cứu điều tra, có đến 70% người dân ủng hộ quyết định này và hy vọng tất cả các cơ sở kinh doanh ăn uống ngừng cung cấp ống hút nhựa một lần cho khách dùng tại cửa hàng. 

Ban Bảo vệ môi trường dự thảo hơn 8000 cửa hàng ở các khu vực công cộng, trung tâm mua sắm, trường học và các chuỗi dịch vụ ăn uống ngừng cấp ống hút nhựa dùng một lần từ ngày 01 tháng 07. 

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu và Đài Loan cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo năm 2018, Đài Loan có 51 điểm phát hiện vi nhựa, “cả nước đã không còn chỗ nào không có vi nhựa”. Chưa quốc gia nào có luật quản chế đối với ống hút nhựa và Đài Loan là nước đi đầu. Ở đây xung quanh đều là biển, trong các chiến dịch dọn rác trên bãi cát, ống hút nhựa luôn trong top các loại rác thải. Các loại hộp nhựa hay bình nước đều có quy định tái chế thu hồi, chỉ có ống hút là không. Vì ống hút là thứ toàn dân thường xuyên sử dụng nên không thể một lần yêu cầu tất cả mọi người ngừng hẳn mà phải dần dần tuyên truyền, để hình thành thói quen và tìm kiếm sản phẩm thay thế. 

Theo ban Bảo vệ môi trường, tháng 07 sẽ ban hành cấm các quán ăn uống kinh doanh theo chuỗi cung cấp ống hút nhựa một lần cho khách dùng tại cửa hàng, năm 2020 tất cả mọi cửa hàng đều phải ngừng cung cấp, năm 2025 toàn dân hạn chế sử dụng, ai muốn dùng ống hút nhựa một lần phải trả thêm tiền, đến 2030 thì cấm hoàn toàn. Năm 2019 bắt đầu với ống hút nhựa, sau đó dần cấm sang túi ni lông, bát đũa thìa, cốc nước giải khát, 4 loại đồ nhựa dùng một lần trên đều nằm trong kế hoạch dài hạn của chính phủ. 

Người tiêu dùng lo lắng rằng cấm ống hút nhựa một lần thì đồ uống mua rồi phải làm sao? Thật ra trên thị trường hiện nay có thể dễ dàng mua được các loại ống hút có thể sử dụng nhiều lần. Như ống hút thủy tinh trong giúp dễ dàng nhận biết đã được rửa sạch hay chưa, ống hút kim loại thì bền, rơi không hỏng, ống hút tre thân thiện môi trường, vứt đi rồi cũng có thể tự phân hủy.

Trở về